v

Định cư New Zealand sau du học 2024 và những điều cần biết

Tính đến cuối năm 2022, có khoảng 9.000 người Việt đang định cư lâu dài tại New Zealand và khoảng 2.000 du học sinh đang theo học tại các thành phố lớn như Wellington và Auckland. Xu hướng định cư New Zealand theo nhiều hình thức khác nhay vẫn đang ngày càng phát triển và được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Vậy xứ sở kiwi có gì đặc biệt mà hấp dẫn người Việt đến thế? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Người Việt định cư New Zealand

Người Việt định cư New Zealand (Nguồn: Dân trí)

Đôi nét v New Zealand

Địa lý – Lịch sử New Zealand

New Zealand (NZ) là một đảo quốc tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, gồm hai đại lục chính là đảo Bắc và đảo Nam, cách nước Úc chỉ khoảng gần 2 giờ bay. Chính bởi vậy mà tự nhiên, đời sống và xã hội của New Zealand có phần tương đồng với Úc.

Tuy diện tích NZ xấp xỉ bằng Việt Nam nhưng dân số chỉ khoảng 4,7 triệu người và chủ yếu được hình thành từ 2 nhóm văn hóa – người Māori, là hậu duệ của những người định cư Polynesian, và người gốc Châu Âu.Hơn 53% dân số New Zealand sống tại 4 thành phố lớn nhất – Wellington, Auckland, Christchurch (Đảo Bắc) và Hamilton (Đảo Nam). Lịch sử của đất nước bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các nền văn hóa Māori, châu Âu, Đảo Thái Bình Dương và châu Á – hình thành một cộng đồng đa văn hóa.

Những người Māori là những cư dân đầu tiên của New Zealand và văn hóa của họ vẫn là cốt lõi của bản sắc của dân tộc. Những người Māori – hay còn gọi là “Tangata whenua” (Thổ dân) được luật New Zealand công nhận do kết nối mạnh mẽ của họ và mối quan hệ truyền thống với đất liền. Kể từ những năm 1850, dân Māori đã trải qua sự tăng trưởng mạnh và sự hiện diện, lịch sử và văn hóa của họ ngày càng trở nên dễ nhận biết trong cuộc sống hàng ngày ở New Zealand.

Là một cựu thuộc địa của Anh, tiếng Anh là ngôn ngữ chính của New Zealand và được nói bởi 98% dân số. Māori cũng là một ngôn ngữ chính thức và được nói bởi những người bản xứ Māori. Người New Zealand, hay còn được gọi là “kiwi”, có hình thức độc đáo riêng của họ về ngôn ngữ tiếng lóng, do đó bạn sẽ sớm trở nên quen thuộc với những từ như ‘brekkie’ (bữa ăn sáng), ‘cheers’ (cám ơn) and ‘g’day’ (chào).

Văn hóa New Zealand

New Zealand là một quốc gia đa văn hóa với 5 nhóm sắc tộc lớn nhất là New Zealand, European, Māori, Chinese, Samoan và Indian. Do là một xã hội đa văn hóa, người dân rất hiếu khách và thân thiện với du khách đến từ các dân tộc khác, dễ dàng kết bạn, xây dựng các mối quan hệ và hội nhập vào xã hội. Cũng như đa dạng sắc tộc, đất nước này cũng là nơi có nhiều tôn giáo khác nhau. Mặc dù Thiên Chúa giáo là tôn giáo chiếm ưu thế ở New Zealand, nhiều người cũng theo Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, cũng như Ringatū và Rātana.

Vì sao nhiều người Việt thích định cư New Zealand?

New Zealand được xem là vùng đất hứa cho các công dân nước ngoài kiếm tìm một nơi ổn định để an cư, lạc nghiệp do đất rộng, người thưa và nhu cầu cao về công việc. Chính phủ New Zealand cũng tạo mọi điều kiện và cung cấp nhiều chính sách định cư hấp dẫn để thu hút các công dân nước ngoài. Trong đó, có chương trình định cư New Zealand diện tay nghề.

Cũng như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, New Zealand đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng đặc biệt trong ngành y tế.

Theo số liệu thống kê, tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi hiện mới chỉ có 78% số lượng y tá cần thiết, ngành chế biến thịt cũng đang thiếu khoảng 2000 lao động. Trang web của công ty tư vấn Beca cũng cho biết công ty này đang cần tuyển dụng 300 lao động tại New Zealand….Đây chỉ là một vài trong số các lĩnh vực đang thiếu lao động tại New Zealand.

Các ngành khác tại NZ cũng rất cần nhân lực tay nghề cao, “Tình trạng thiếu lao động đang diễn ra gay gắt trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tình hình ở New Zealand đặc biệt nghiêm trọng… Việc tìm kiếm lao động đang trở nên khó khăn nhất từ trước đến nay”, một báo cáo của công ty tư vấn kinh tế Sense Partners cho hay.

Để đối phó chính phủ New Zealand cung cấp chương trình định cư tay nghề để thu hút lao động toàn cầu đến đất nước này làm việc. Lao động nước ngoài khi nhận diện visa này sẽ được thường trú lâu dài và được cấp giấy phép lao động của New Zealand.

“Chúng tôi biết nhiều ngành công nghiệp đang kêu gọi nhân công khi tình trạng thiếu lao động toàn cầu vẫn đang hoành hành”, Bộ trưởng Nhập cư Michael Woods cho biết, và khẳng định những thay đổi này là để đảm bảo không có những giới hạn không hợp lý đối với người di cư có tay nghề cao.

Từ tháng 10/2023, chính phủ New Zealand cũng sẽ đơn giản hóa hệ thống dựa trên thang điểm đánh giá được sử dụng để lựa chọn những lao động di cư có tay nghề cao, giúp tăng tốc độ xem xét các đơn xin thị thực và giúp người lao động nhập cư chắc chắn hơn về khả năng đủ điều kiện nhập cảnh.

New Zealand không có giới hạn chính thức về số lượng thị thực thường trú có tay nghề hàng năm, nhưng quản lý quá trình này trong một phạm vi giới hạn số lượng đảm bảo thường trú nhân đã được lên kế hoạch trước đó.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nói rằng việc đảm bảo những người di cư có tay nghề cao và gia đình của họ có thể được định cư ở New Zealand sẽ là một “lá bài hấp dẫn” để thu hút những nhân tài quốc tế đến với nước này.

Một số tiêu chí chung của chương trình định cư tay nghề tại New Zealand mà những ai muốn tham gia cần biết:

  • Đương đơn cần có sức khỏe tốt, phẩm chất đạo đức công dân tố
  • Đương đơn phải có độ tuổi dưới 55.
  • Trình độ tiếng Anh của đương đơn phải đạt chứng chỉ PTE 58 hoặc 6.5 IELTS.
  • Đương đơn cần đảm bảo có mức lương nhận hàng năm tại New Zealand theo quy đị
  • Phải nhận được hợp đồng fulltime từ doanh nghiệp New Zealand ít nhất 1 năm.

Chính sách định cư New Zealand diện tay ngh  

 Dịnh cư tay nghề New Zealand có tổng cộng 5 diện định cư gồm:

  1. Green List Straight to Residence visa;
  2. Green List Work to Residence visa;
  3. Highly Paid Residence visa;
  4. Care Workforce Work to Residence visa;
  5. Skilled Migrant Category

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng diện định cư New Zealand theo tay nghề.

Định cư New Zealand diện Green List Straight to Residence visa (Tier 1)

Green List Straight to Residence visa chính là hình thức xin visa diện tay nghề dành cho các ngành nghề thiếu hụt, khó kiếm tại New Zealand. Cụ thể là các kỹ sư, bác sĩ, y tá hay còn gọi là ngành Tier 1 Green List.

Đương đơn cần phải cung cấp đầy đủ bằng cấp, hồ sơ, giấy tờ theo quy định của ngành làm việc Tier 1.

Đương đơn được phép nộp đơn xin định cư New Zealand Green List Straight to Residence visa ngoài đất nước này từ tháng 9 năm 2022. Hoặc các bạn có thể xin hình thức Work visa để sang New Zealand làm việc trước.

Du học New Zealand ngành Kỹ thuật viên điện tử

Định cư New Zealand diện Green List Work to Residence visa (Tier 2)

Green List Work to Residence visa là hình thức đầu tư diện tay nghề dành cho đương đơn đã làm việc trên 2 năm thuộc ngành Tier 2 Green List. Tức đương đơn đã được cấp visa làm việc full time chính thức trong khoảng thời gian này.

Đương đơn cần đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ, bằng cấp theo quy định Tier 2.

Doanh nghiệp đương đơn đang làm việc tại New Zealand cần được công ty công nhận ở thời điểm nộp đơn.

Đương đơn cần đảm bảo tích lũy kinh nghiệm làm việc tại New Zealand tính từ ngày 29/9/2021.

Bạn có thể tìm kiếm ngành nghề theo Danh sách ngành nghề thuộc Green List tại ĐÂY.

Ngành điều dưỡng tại NZ đang được khuyến khích do sự thiếu hụt nhân sự lớn

Đnh cư New Zealand din tay ngh Highly Paid Residence visa

Yêu cầu của phương thức định cư diện tay nghề này chính là đương đơn được doanh nghiệp trả lương cao gấp đôi so với lương trung bình của ngành nghề đó.

Đương đơn đã làm việc toàn thời gian ít nhất 1 năm với mức lương đó. Đặc biệt, kèm theo visa làm việc hợp pháp trong khoảng thời gian này.

Doanh nghiệp đương đơn đang làm việc phải được Chính phủ New Zealand công nhận

Đương đơn xin visa diện tay nghề Highly Paid Residence visa có thể nộp đơn từ tháng 9 năm 2023.

Đnh cư New Zealand din tay ngh Care Workforce Work to Residence visa

Care Workforce Work to Residence visa được áp dụng đối với đương đơn đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gồm: Diversional Therapist, Child or Youth Residential Care Assistant, Therapy Aide, Personal Care Assistant, Nursing Support Worker, Aged or Disabled Carer, Residential Care Officer,Disabilities Services Officer, Kaiawhina,…

Đương đơn cần có visa làm việc hợp pháp trong lĩnh vực này tại New Zealand tối thiểu 2 năm.

Đương đơn được doanh nghiệp ở New Zealand trả lương bằng mức 4. Hiện tại lương dao động 28.25$/giờ.

Đường đơn đang làm việc tại doanh nghiệp được Chính phủ công nhận

Hồ sơ của đương đơn có thể được tính kinh nghiệm chính thức từ ngày 29/9/2021.

Đương đơn có thể nộp hồ sơ xin visa định cư New Zealand từ tháng 9 năm 2023.

 Đnh cư New Zealand din Skilled Migrant Category

Du học sinh sau khi tốt nghiệp thường chọn định cư theo diện lao động có tay nghề (Skilled Migrant Category Resident Visa) để được cơ hội xin tư cách thường trú nhân (PR). New Zealand tạo điều kiện cho lao động có kỹ năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của New Zealand để xin thị thực dạng này.

Trước khi Bộ Di trú có thể mời bạn đăng ký, đương đơn cần gửi một Biểu hiện Quan tâm (EOI- Expression of Interest) cho biết về việc làm của bạn ở New Zealand, kinh nghiệm làm việc và bằng cấp. Nếu Biểu hiện Quan tâm của bạn thành công, Bộ Di trú New Zealand sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để đăng ký sống và làm việc tại New Zealand vô thời hạn.

Những lợi  ích của việc định cư (PR) tại New Zealand

  • Bạn được sống và làm việc tại New Zealand.
  • Bạn được phép rời khỏi và quay lại New Zealand.
  • Sau khoảng thời gian có PR, bạn có thể xin nhập quốc tịch New Zealand (Citizenship).
  • Được hưởng được các phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục… như là công dân New Zeland.
  • Bạn được phép bảo lãnh người thân sang New Zealand nếu đáp ứng thêm một số điều kiện đưa ra của chính phủ New Zeland.
  • Bạn được phép nộp đơn lên Lãnh sự quán New Zealand tại nước ngoài.
  • Bạn được phép du lịch, sống, học tập và làm việc tại Newzealand sau khi được chính phủ Newzealand chấp thuận.
  • Con cái của bạn sinh ra tại New Zealand sẽ trở thành công dân New Zealand.

 

Top Ngành ngh d hc – d định cư New Zealand 2024

Healthcare (Work to Residence visa):

New Zealand có nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe được đào tạo ở nước ngoài và họ vẫn có nhu cầu nhiều hơn nữa, bao gồm bác sĩ, y tá, nhà tâm lý học và nữ hộ sinh.

Xem ngay:  DU HỌC NEW ZEALAND 2024 - 3 NGÀNH CHIẾN LƯỢC CHO LỘ TRÌNH ĐỊNH CƯ (KỲ 1)

Yêu cu đu vào

  1. Tốt nghiệp trung cấp, Cao đẳng chuyên ngành
  2. Tiếng Anh: IELTS 5.5
  3. Thời lượng học: 18 tháng
  4. Bằng cấp: Diploma of Management_ Health Services

Electronic Engineering Technician (Straight to Residence visa):

Với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới lại cộng với việc thiếu hụt về nhân lực lớn thì ngành kỹ sư điện – Electronics Engineering/Technician được xem là một cơ hội phát triển rất lớn đối với sinh viên quốc tế cũng như sinh viên Việt Nam yêu thích ngành kỹ thuật và đang muốn theo học ngành học đầy rộng mở này tại New Zealand.

Theo website MBIE về nghề nghiệp của Chính phủ New Zealand, ngành điện là ngành nghề đang bị thiếu hụt nhân lực có tay nghề, có đào tạo và có bằng cấp. Vì vậy, nếu bạn định theo học ngành này, đây là một dấu hiệu tốt.

Các thống kê cho thấy tiếp tục đến 2023, ngành nghề này có nhu cầu nhân lực tăng đến 3.7%. Đến năm 2028, dự kiến có gần 20,000 người làm việc trong lĩnh vực này.

Diploma ngành Electrical Engineering thuộc danh sách Green List Tier 1

 Yêu cầu bằng cấp

– Đạt chứng chỉ quốc gia về kỹ sư điện – Level 4 .

– Việc học nghề thường hoàn thành trong khoảng 3 – 4 năm. Chương trình học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

– Giấy phép hành nghề EWRB. (Yêu cầu có bằng thợ kỹ sư điện level 4 và vượt qua kỳ thi sát hạch)

Xem ngay:  DU HỌC NEW ZEALAND 2024 – 3 NGÀNH CHIẾN LƯỢC CHO LỘ TRÌNH ĐỊNH CƯ (KỲ 2)

Business Information Management (Skilled Migrant Category):

Business Informatics là ngành gì?

Đây là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin dữ liệu, quản trị kinh doanh và điện toán đám mây. Business Informatics giúp các doanh nghiệp tiếp cận với việc quản trị thông tin, bảo mật, phân phối dữ liệu… Từ đó, khiến quy trình kinh doanh hoạt động hiệu quả nhất.

Business Informatics – Khoa học dữ liệu và phân tích thông tin trong kinh doanh là những lĩnh vực được đề cao nhất hiện nay, dự đoán sẽ thống trị thị trường việc làm tương lai. Với tình trạng nhân sự thiếu hụt và mức lương cao, sinh viên tốt nghiệp các ngành này được “săn đón” bởi rất nhiều công ty lớn và đảm bảo không bao giờ thiếu việc làm!

Yêu cầu đầu vào Business Informatics

Academic: Sinh viên có bằng cử nhân hoặc Graduate Diploma trong lĩnh vực business hoặc IT/computing

Tiếng Anh: IELTS 6.5 (6.0) hoặc tương đương

Để biết thêm các thông tin chi tiết về diện ĐỊNH CƯ TAY NGHÊ xin liên hệ:

Du học Catholic MTA

Văn phòng: Khu A, Phòng A1, 45 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, quận 1, HCMC

www.catholicmta.edu.vn

Tư vấn: 090 377 98 60.

#duhocconggiao  # Catholicmta

thông tin các quốc gia du học