>>>ĐỊNH HƯỚNG/ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Thực trạng lao động tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và lối thoát
Thực trạng lao động thất nghiệp tại Việt Nam đang tăng cao. Bắt đầu sau đại dịch, làn sóng thất nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo kết quả khảo sát, điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam đối với 131 nghìn doanh nghiệp trên cả nước về ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến giữa tháng 4/2020 có gần 5 triệu lao động bị mất việc, hoặc giãn việc hoặc nghỉ luân phiên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lúc đó chỉ đạt 75,4%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu thực trạng lao động tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và lối thoát trong bài viết này nhé!
Thực trạng lao động: tỷ lệ thất nghiêp tăng cao, vì đâu?
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi quý I các năm 2016 – 2020 lần lượt là 1,76%; 1,82%; 1,52%; 1,17%; 2%), do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,22%, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2%.
Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ thể hiện rõ khi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên, theo thống kê của Bộ Tài chính Việt Nam là từ 22,8% năm 2001 lên 29,6% năm 2010 và 39,1% năm 2022. Lượng lao động ngành này tăng 5,985 triệu người từ năm 2001 đến 2010 và 5,377 triệu người từ năm 2010 -2022 chủ yếu là lao động trong lĩnh vực Dịch vụ du lịch, vận tải kho bãi, thương mại điện tử, kinh doanh bất động sản…
Tuy nhiên sau 2 năm bị tác động bởi đại dịch COVID-19, lực lượng lao động trong ngành dịch vụ du lịch vẫn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều lao động phải nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc khác…
Năm 2020, các doanh nghiệp du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70% – 80%; năm 2021, số lượng lao động làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc/chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động cầm chừng chiếm 10%. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp và tính đến giữa tháng 4/2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Một thực trạng cần lưu ý là sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam mới ra trường. Lực lượng này thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng, đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với ngành nghề cụ thể, kiến thức còn mang tính hàn lâm do đó tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm là vấn đề nan giải trong nhiều năm nay.
Báo cáo phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với UNESCO tại Việt Nam thực hiện, dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2019, hơn 3% số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 2,8% số cử nhân đại học thất nghiệp, trong khi trình độ trung cấp chỉ 1,1% thất nghiệp.
Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2022, có gần 150 nghìn lao động mất việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có đến 83 nghìn lao động phổ thông và gần 46 nghìn lao động có trình độ đại học trở lên. Như vậy chiếm đến 88% số lao động mất việc là người không có tay nghề và cử nhân đại học.
Tỷ lệ cử nhân có bằng đại học lại thất nghiệp cao được các chuyên gia chỉ ra là các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt chẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên, họ lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động…
Tuy nhiên thực trạng và con số có thể khác nhau, tình trạng thất nghiệp thực luôn cao hơn báo cáo bởi nội dung công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm lại được các trường làm rất hình thức. Bên cạnh một số trường đưa ra các con số chi tiết, nhiều trường chỉ cập nhật các dòng thông tin mang tính hình thức, chung chung như: “phần lớn sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp”. Trong khi đó, với nhiều nền giáo dục đại học, đây là tiêu chí quan trọng.
Ở nhiều nước, bảng xếp hạng đại học lấy căn cứ từ tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm với các thông tin về công việc, mức lương, công ty… Số liệu được cập nhật định kỳ sau mỗi niên học hoặc hằng năm.
Điều đáng nói, ngay cả những trường đưa ra các con số chi tiết, tính xác thực cũng chưa được kiểm chứng khiến nhiều người “hoang mang” khi so sánh với con số cử nhân thất nghiệp trên thị trường lao động. Nhiều cơ sở giáo dục đại học công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt hơn 90%, thậm chí 97-98%.
Giải thích về sự thiếu hụt thông tin, lãnh đạo các trường đều cho rằng việc tổ chức thu thập thông tin rất khó thực hiện. Phần lớn các trường yêu cầu sinh viên để lại địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email khi nhận bằng tốt nghiệp để duy trì liên lạc. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hai bên vẫn rất lỏng lẻo.
Những yếu tố nói trên dẫn đến thực tế là số liệu khảo sát của các trường thường khả quan hơn rất nhiều so tình hình thực tiễn hoặc so với số liệu thống kê tình trạng việc làm do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành. Điều này là do thống kê từ các trường khó bao quát được toàn bộ số sinh viên tốt nghiệp, trong khi đó, số sinh viên chưa tìm được việc tham gia khảo sát thấp hơn nhiều so số sinh viên đã có việc.
Bên cạnh đó, dường như việc thống kê số sinh viên có việc làm đồng nghĩa với việc chỉ ra số sinh viên thất nghiệp, nên phần lớn các trường tỏ ra ngại đi vào cụ thể. Hơn nữa, thống kê là việc không đơn giản, đòi hòi nguồn nhân lực và tài chính nhất định bởi sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp cũng là một chỉ số quan trọng tác động lên chỉ số việc làm chung của cả nước, thước đo quan trọng của nền kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng lao động thất nghiệp cao
Thông thường, tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế đó đang phát triển rất năng động, có nhiều khả năng nền kinh tế đang sản xuất gần hết công suất, tối đa hóa sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao mức sống theo thời gian, ngược lại tỷ lệ thất nghiệp cao và xảy ra trong một thời gian dài có thể làmột trong những dấu hiệu báo hiệu tình trạng suy thoái nghiêm trọng của một nềnkinh tế, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến những sự biến động xã hội và chính trị.
Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp cao do dịch bệnh chỉ là yếu tố bất ngờ, vấn đề căn bản hơn là trong những năm qua trong sự chuyển dịch về kinh tế thế giới theo chiều hướng chuyển đổi số đã làm thay đổi đáng kể áp lực việc làm; làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi một lực lượng lao động lớn có tay nghề, trình độ đáp ứng được yêu cầu.
Năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay tuy được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào các ngành thâm dụng lao động và dịch vụ sử dụng nhiều lao đông phổ thông. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động đã có những cải thiện nhất định, song nhìn chung chất lượng còn thấp. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp trong công việc còn yếu, khuynh hướng nắm vững lý thuyết, nhưng kém về năng lực thực hành còn phổ biến dẫn đến nhiều doanh nghiệp không tuyển được đúng vị trí việc làm.
Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cầu lao động và yêu cầu về kỹ năng trình độ thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi về công nghệ dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở những người lao động bị chuyển khỏi những công việc không còn cần thiết. Việc đào tạo lại những người lao động này có thể khó khăn, tốn kém và mất thời gian, và những người lao động bị thay thế thường rơi vào tình trạng thấtnghiệp trong thời gian dài hoặc rời bỏ lực lượng lao động hoàn toàn.
Và gần đây nhất: Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất, nhất là lĩnh vực dệt may, da giày, đồ gỗ… có vốn đầu tư nước ngoài đã phải đóng dây chuyền, ngừng sản xuất và sa thải lao động do thiếu đơn hàng, không thể gồng gánh chi phí vận hành quá lớn, dẫn đến phải cắt giảm nhân sự.
Giải pháp
Theo các chuyên gia, để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và nâng cao chất lượng cũng như cơ cấu lao động hiện nay cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Vấn đề đào tạo
Cần thiết đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để thu hút hiệu quả lao động tại chỗ nhằm giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nhân lực cục bộ, vấn đề đứt gãy lao động phục vụ phục hồi kinh tế nhanh và bền vững.
Môi trường đầu tư kinh doanh
Cần tạo ra sự thuận lợi, an toàn, minh bạch góp phần thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Khuyến khích người lao động có trình độ tay nghề đi làm việc ở nước ngoài nhất là thị trường có thu nhập cao và ổn định, giúp tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Doanh nghiệp cần chủ động hơn
Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng bố trí việc làm cho người lao động, tăng cường đào tạo nghề dự phòng nhằm giữ chân người lao động. Đặc biệt các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị, sắp xếp, bố trí nhân sự khi tiếp nhận các đơn hàng trong thời gian tới.
Người lao động cũng nên tự tìm lối thoát
Người lao động cũng cần chủ động học thêm nghề, trang bị kiến thức, kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động, năng lực ứng dụng tin học và ngoại ngữ, để có việc làm bền vững, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Du học nghề
Hiện du học nghề đang là con đường dành cho những ai có mong muốn ra nước ngoài học tập và làm việc lâu dài. Thời gian đào tạo ngắn, thực tế và với chi phí thấp, thậm chí được miễn phí khiến du học nghề ngày càng thu hút người học. Cơ hội này đang mở rộng hơn bao giờ hết với lao động trẻ Việt Nam tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: New Zealand, Đức, Úc, Canada…
Sự thuận lợi cho lao động Việt Nam là tại các quốc gia trên, người lao động có thể vừa học vừa làm với các ngành nghề đa dạng như: xây dựng, điều dưỡng, nhà hàng – khách sạn, cho đến công nghệ thông tin… . Các chương trình du học nghề ở một số quốc gia có thể hoàn toàn miễn phí và người học được trả lương trong quá trình học tập.
Vài năm gần đây, nhất là sau đại dịch covid 19, du học nghề lại càng được nhiều người lựa chọn bên cạnh các hình thức xuất khẩu lao động và du học khác. Người học có thể chọn các nghề như nấu ăn, điện tử, làm đẹp, kỹ thuật lắp ráp… Điểm nổi bật của chương trình này là tại phần lớn quốc gia, sau khi nhập học, người học sẽ được phép đi làm thêm, được nhà trường tư vấn và giới thiệu.
Riêng về thành phần sinh viên hoặc đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam thì du học nghề tại các nước phát triển cũng đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Sở hữu những chứng chỉ nghề cũng đem đến rất nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm. Thậm chí các nghề bartender, các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm trang điểm, tạo mẫu tóc, chăm sóc da… còn là ngành nghề thu hút sinh viên chọn đi du học.
Hầu hết mức phí học nghề tại các quốc gia như Úc, New Zealand, Canada… là không quá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế, trong khi thời gian đào tạo nghề ngắn chỉ từ 1-2 năm.
Sinh viên có thể tham gia các chương trình vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm thực hành và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống bởi sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được chuyển sang visa lao động và được làm việc lâu dài, xem xét định cư.
Đặc biệt hiện nay, du học nghề New Zealand chính là sự lựa chọn sáng suốt của nhiều công dân quốc tế. Bởi đây là lộ trình học tập ngắn hạn, chi phí thấp, được đào tạo tay nghề chuẩn quốc tế và đặc biệt cơ hội định cư lâu dài rất lớn tại xứ sở Kiwi.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin cập nhật về thực trạng lao động tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và lối thoát của vấn đề. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hưu ích và đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết thú vị liên quan đến chủ đề du học tại Catholic MTA nữa nhé!
>>>Xem thêm: Du học đến đất nước xinh đẹp New Zealand
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, người dùng không nên dựa hoàn toàn vào những thông tin này để đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư hay sức khỏe. catholicmta.edu.vn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web.