Supply Chain (Quản Trị chuỗi cung ứng ) và Logistics ( Hậu Cần) là gì?
>>>ĐỊNH HƯỚNG/ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP Đầu tiên, tôi cảm ơn quí anh chị đã tin tưởng du học Công giáo. Từ khi thành lập mô hình này, chúng tôi ko đơn giản chỉ là một dịch vụ làm visa đơn thuần, mà hơn nữa, chúng tôi còn cung cấp kiến thức và tầm nhìn về nghề nghiệp với mong muốn những đứa trẻ xa nhà có được lời khuyên tốt nhất. Tôi vẫn hay tâm đắc lời dặn của Cha Peter Trần Thế Tuyên : Phải truyền tải kiến thức và kinh nghiệm sống cho bọn nhỏ. Với những thông tin tổng quan, chúng tôi hy vọng các em sinh viên có được một số thông tin tốt khi quyết định chọn ngành nghề, và tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ và ý kiến từ các anh chị, quí phụ huynh với kiến thức sâu sắc và kinh nghiệm thực chiến. Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu Supply Chain (Quản Trị chuỗi cung ứng ) và Logistics ( Hậu Cần) là gì? trong bài viết này nhé! Đầu tiên, chúng ta định nghĩa, Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management) và Hậu cần (Logistics) là gì? Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management) Quản lý Chuỗi Cung Ứng là quản lý một chuỗi liên kết các hoạt động, tham gia vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, bắt đầu từ giai đoạn nhập nguyên liệu thô, sản xuất, cho đến giai đoạn phân phối thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Nó bao gồm các hoạt động: lập kế hoạch sản xuất, triển khai đơn hàng, mua hàng, quản lý đấu thầu, quản lý hợp đồng mua bán, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kiểm soát xuất, nhập , tồn kho hàng hóa, quản lý kho bãi, quản lý các phương thức vận chuyển khác nhau ….với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng được yêu cầu khách hàng một cách kịp thời nhất với chi phí tối ưu nhất. Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong một công ty và sự kết hợp giữa nhiều công ty cung cấp các dịch vụ khác nhau với nhau. Hậu cần (Logistics) Logistics là một phần của Quản lý Chuỗi Cung Ứng, đó là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm cuối. Hàng hóa có thể là nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, hoăc bán thành phẩm, hoặc thành phẩm. Phương thức vận chuyển bao gồm: đường bộ, đường biển, đường hàng không, thậm chí là vân chuyển đa phương thức: đường bộ đường biển kết hơp…, nội địa và quốc tế. Nghiệp vụ logistic này đòi hỏi các bên tham gia phải có những kiến thức nhất định và phải tuân thủ quy tắc thương mại quốc tế (Incoterm – international commerce term). Cụ thể hơn bằng ví dụ sau: Khách hàng đặt mua 10.000 cái quần Theo ví dụ trên, quy trình của chuỗi cung ứng sẽ là: Nhận đơn đặt hàng từ khách => Lên kế hoạch => Tìm nhà cung cấp mua nguyên vật liệu => Nhập nguyên vật liệu => Sản xuất, kiểm tra chất lượng => Phân phối, giao hàng cho khách. Và câu hỏi đặt ra: Có phải chỉ nên học ngành Quản trị Chuỗi Cung Ứng; Logistics tại những trường hay khu vực có vị trí GẦN CẢNG BIỂN vì sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho chuyên ngành này? Thật ra Quản lý Chuỗi Cung Ứng (bao gồm Logistics) không chỉ áp dụng trong các công ty sản xuất hàng hóa (xe hơi, trang trí nội thất, vật dụng, ….) mà các tổ chức cung cấp dịch vụ (bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, …) cũng luôn có các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng; Nên, bạn hoàn toàn có cơ hội học tập và làm việc về chuyên ngành này tại nơi có vị trí không gần cảng biển. Hơn thế nữa, với xu thế tiêu dùng đang chuyển dần sang mua sắm trực tuyến, sự bùng nổ của ngành thương mai điện tử hiện nay đang tạo ra nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có chuyên môn, được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Hay nói theo kiểu của tôi, đó là khu vực nào tiếp cận – có- thị trường tiêu dùng lớn, người tiêu dùng trẻ thì sẽ đáp ứng tớt nhất. Bạn sẽ được gì khi học Quản lý Chuỗi Cung Ứng? => Bạn sẽ hiểu và biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế như: Vậy cụ thể vị trí, công việc mà bạn có thể làm trong ngành này là gì? Với độ phủ rộng gồm nhiều hoạt động trong Quản lý Chuỗi Cung Ứng, sau khi học Supply Chain Management (3 năm) tại 5 trường đối tác của Catholic MTA tại Canada như Niagara College, Centennial College, Lambton college, Fanshawe College, Stlawrence College bạn có thể làm việc ở những vị trí với mức lương như sau: Nếu là người có tính cách hướng ngoại, có khả năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, bạn sẽ phù hợp với những vị trí trong hoạt động mua hàng (Procurement) và hậu cần (Logistics) Nếu bạn tỉ mỉ, cẩn thận thì những vị trí sau sẽ là lựa chọn hợp lý Nếu tư duy, làm việc theo quy trình là thế mạnh của bạn cùng với kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí Và sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể ứng tuyển việc làm thông qua các hiệp hội như Chuỗi cung ứng Canada, (SCC), Viện Giao thông và Vận tải Canada, (CITT) và APICS, một hiệp hội chuyên nghiệp về quản lý chuỗi cung ứng. Hy vọng những thông tin được tổng
Thực trạng lao động tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và lối thoát
>>>ĐỊNH HƯỚNG/ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP Thực trạng lao động thất nghiệp tại Việt Nam đang tăng cao. Bắt đầu sau đại dịch, làn sóng thất nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo kết quả khảo sát, điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam đối với 131 nghìn doanh nghiệp trên cả nước về ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến giữa tháng 4/2020 có gần 5 triệu lao động bị mất việc, hoặc giãn việc hoặc nghỉ luân phiên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lúc đó chỉ đạt 75,4%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu thực trạng lao động tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và lối thoát trong bài viết này nhé! Thực trạng lao động: tỷ lệ thất nghiêp tăng cao, vì đâu? Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi quý I các năm 2016 – 2020 lần lượt là 1,76%; 1,82%; 1,52%; 1,17%; 2%), do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,22%, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2%. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ thể hiện rõ khi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên, theo thống kê của Bộ Tài chính Việt Nam là từ 22,8% năm 2001 lên 29,6% năm 2010 và 39,1% năm 2022. Lượng lao động ngành này tăng 5,985 triệu người từ năm 2001 đến 2010 và 5,377 triệu người từ năm 2010 -2022 chủ yếu là lao động trong lĩnh vực Dịch vụ du lịch, vận tải kho bãi, thương mại điện tử, kinh doanh bất động sản… Tuy nhiên sau 2 năm bị tác động bởi đại dịch COVID-19, lực lượng lao động trong ngành dịch vụ du lịch vẫn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều lao động phải nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc khác… Năm 2020, các doanh nghiệp du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70% – 80%; năm 2021, số lượng lao động làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc/chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động cầm chừng chiếm 10%. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp và tính đến giữa tháng 4/2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Một thực trạng cần lưu ý là sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam mới ra trường. Lực lượng này thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng, đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với ngành nghề cụ thể, kiến thức còn mang tính hàn lâm do đó tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm là vấn đề nan giải trong nhiều năm nay. Báo cáo phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với UNESCO tại Việt Nam thực hiện, dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2019, hơn 3% số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 2,8% số cử nhân đại học thất nghiệp, trong khi trình độ trung cấp chỉ 1,1% thất nghiệp. Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2022, có gần 150 nghìn lao động mất việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có đến 83 nghìn lao động phổ thông và gần 46 nghìn lao động có trình độ đại học trở lên. Như vậy chiếm đến 88% số lao động mất việc là người không có tay nghề và cử nhân đại học. Tỷ lệ cử nhân có bằng đại học lại thất nghiệp cao được các chuyên gia chỉ ra là các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt chẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên, họ lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động… Tuy nhiên thực trạng và con số có thể khác nhau, tình trạng thất nghiệp thực luôn cao hơn báo cáo bởi nội dung công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm lại được các trường làm rất hình thức. Bên cạnh một số trường đưa ra các con số chi tiết, nhiều trường chỉ cập nhật các dòng thông tin mang tính hình thức, chung chung như: “phần lớn sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp”. Trong khi đó, với nhiều nền giáo dục đại học, đây là tiêu chí quan trọng. Ở nhiều nước, bảng xếp hạng đại học lấy căn cứ từ tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm với các thông tin về công việc, mức lương, công ty… Số liệu được cập nhật định kỳ sau mỗi niên học hoặc hằng năm. Điều đáng nói, ngay cả những trường đưa ra các con số chi tiết, tính xác thực cũng chưa được kiểm chứng khiến nhiều người “hoang mang” khi so sánh với con số cử nhân thất nghiệp trên thị trường lao động. Nhiều cơ sở giáo dục đại học công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt hơn 90%, thậm chí 97-98%. Giải thích về sự thiếu hụt thông tin, lãnh đạo các trường đều cho
Việc làm thêm cho du học sinh Canada
Việc làm thêm cho du học sinh Canada Chính phủ Canada hiện đang áp dụng nhiều chính sách nhằm thu hút, tạo điều kiện cho du học sinh nước ngoài. Theo đó, bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm thêm cho du học sinh Canada phù hợp với quỹ thời gian, trình độ với mức thu nhập hấp dẫn, giảm bớt gánh nặng về tài chính. Cùng chúng tôi xem ngay bài viết! Điều kiện để làm thêm tại Canada Luật pháp Canada cho phép du học sinh quốc tế khi theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trưởng nghề làm thêm để trang trải học phí và sinh hoạt. Không chỉ giảm bớt gánh nặng về tài chính mà chính sách này còn giúp sinh việc có thể nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, góp sức vào sự phát triển của đất nước. Quy định làm thêm tại Canada được xem là khá “dễ tính”. Theo đó, bạn chỉ cần đáp ứng đủ 3 điều kiện: Thị thực du học Canada, thời gian theo học tối thiểu tại các trường chính quy là 6 tháng, tính từ ngày bắt đầu chương trình. Theo học tối thiểu 6 tháng tại Canada Được phòng quản lý sinh viên của trường cấp giấy phép Thời gian làm việc cho du học sinh Canada Tương tự các nước có ngành giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc, tại Canada quy định chỉ khi bắt đầu chương trình học, du học sinh quốc tế mới được phép làm thêm. Luật cũng quy định rõ thời gian làm việc tối đa trong tuần là 20 tiếng. Tuy nhiên, vào các kì nghỉ đông hay nghỉ hè, khi không có tiết học tại trường, bạn hoàn toàn có thể làm việc toàn thời gian. Các việc làm thêm cho du học sinh Canada Canada là đất nước có chính sách mở dành cho du học sinh quốc tế. Chính phủ, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện để sinh viên có thể học tập, làm thêm để trang trải cuộc sống. Bởi vậy, bạn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp với quỹ thời gian cũng như sở trường của bản thân: Bồi bàn (nhân viên phục vụ) Phần lớn du học sinh khi sang Canada đều lựa chọn làm thêm ở vị trí bồi bàn. Sở dĩ là bởi công việc này không đòi hỏi cao về trình độ, chuyên môn. Chỉ cần chăm chỉ, có sức khỏe và chịu khó sẽ nhận được tiền lương xứng đáng. Hơn nữa, khi làm việc tại cửa hàng, bạn sẽ không mất tiền ăn. Phụ làm nail Với những bạn nữ yêu làm đẹp và khéo léo thì đây chính là công việc lý tưởng. Bạn được làm trong môi trường sạch đẹp, nhẹ nhàng nhưng mức lương lại khá hấp dẫn. Đây không chỉ là ngành nghề HOT được nhiều sinh viên lựa chọn mà cả những người ngoại quốc có ý định định cư lâu dài. Dắt thú cưng đi dạo Tại các quốc gia văn minh, dịch vụ chăm sóc thú cưng rất phát triển. Chó, mèo… được xem như người bạn, thành viên của mỗi gia đình. Bởi vậy, nếu tìm được công việc này xem như bạn đã có thể “hái ra tiền”, vừa nhẹ nhàng, đơn giản lại được trả công hậu hĩnh. Tuy nhiên, CATHOLIC MTA lưu ý rằng bạn nên tham khảo thêm về các gói bảo hiểm, luật về thú cưng tại Canada. Điều này sẽ giúp tránh được các phiền phức khi vi phạm quy định tại khu vực cấm. Việc làm thêm cho du học sinh Canada – Ghi bài trên lớp Đây là công việc hỗ trợ các sinh viên gặp vấn đề về thính giác, kiếm thính. Bạn sẽ đóng vai một người đồng hành, giúp họ ghi lại các thông tin, tài liệu trong buổi học, tranh luận, hội thảo… Có nhiều cách để thực hiện công việc này như ghi chép bằng tay, gõ qua máy tính và phát bằng máy chiếu… Sau đó, phần tài liệu này sẽ được chỉnh sửa và gửi đến những người có nhu cầu. Nhân viên bán hàng siêu thị Hầu hết các con phố tại Canada đều có ít nhất 1 cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm được một công việc part time phù hợp. Trung bình 1 giờ có thể kiếm được từ 8 đến 12 đô la, tùy thuộc vào năng lực của bản thân. Ngoài các gợi ý kể trên, còn rất nhiều công việc làm thêm phù hợp với du học sinh ngoại quốc như bảo mẫu, gia sư, thư ký, dịch vụ khách hàng, giúp việc tại nông trại, dọn dẹp… Bạn có thể tìm kiếm thông báo tuyển dụng trên các trang báo địa phương, website uy tín, trung tâm giới thiệu hoặc liên hệ với CATHOLIC MTA để được trợ giúp. Một số website giới thiệu việc làm uy tín như: Monster, ZipRecruiter, TheLadders, Riley Guide, JobBank, TorontoJobs, Dice, Craigslist.org… Tại đây luôn cập nhật các thông tin tuyển dụng mới. Tìm việc làm thêm cho du học sinh Canada là giải pháp được nhiều người áp dụng để giảm bớt gánh nặng về tài chính. Tùy theo tính chất, năng lực bản thân, bạn có thể kiếm được số tiền từ 8 đô la /giờ trở lên. Tuy nhiên, dù mức thu nhập hấp dẫn đến đâu, bạn cũng nên cân bằng giữa công việc và học hành để đạt kết quả tốt.
Lưu ý những điều này để có nhiều cơ hội việc làm sau du học
Lưu ý những điều này để có nhiều cơ hội việc làm sau du học Tìm được công việc mơ ước và định cư sau du học là mong muốn của nhiều bạn trẻ. Để nắm bắt cơ hội này, các bạn phải có cho mình định hướng rõ ràng và chuẩn bị kỹ ngay từ những bước chân đầu tiên. Dưới đây là những lưu ý có thể giúp bạn có cơ hội việc làm rộng mở ở xứ người sau khi tốt nghiệp. Lựa chọn ngành học phù hợp Việc lựa chọn ngành học, trường học ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội nghề nghiệp của du học sinh sau khi ra trường. Ở mỗi quốc gia đều có những ngành học đang có nhu cầu nhân lực lớn. Du học sinh có thể cân nhắc những ngành học này để dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp hơn. Thông thường, các ngành học về chăm sóc sức khoẻ, kinh tế tài chính, công nghệ thông tin và dịch vụ là những ngành học được đông đảo các bạn sinh viên quốc tế lựa chọn. Lựa chọn trường học uy tín Bên cạnh ngành học, uy tín và vị trí của trường học cũng chiếm một phần không nhỏ trong quyết định của du học sinh. Trường học càng uy tín, xếp hạng càng cao càng ghi được nhiều điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thông thường các công ty sẽ ưu tiên tuyển nhân lực từ các trường đại học lân cận, vì thế cũng hãy lưu ý chọn những trường thuộc khu vực phát triển và có nhiều doanh nghiệp đang vận hành. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá Đừng chỉ tập trung vào việc học. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy siêng năng và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá như các câu lạc bộ, trở thành tình nguyện viên cho các chiến dịch thiện nguyện, tham gia các chương trình trao đổi học sinh, sinh viên quốc tế. Điều này sẽ cho bạn thêm nhiều trải nghiệm quý giá, làm phong phú CV, tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị của bạn trong mắt các nhà tuyển dụng. Trải nghiệm nhiều công việc làm thêm Trải nghiệm nhiều việc làm thêm, đặc biệt là các việc làm thêm đúng chuyên ngành là cực kỳ cần thiết để có công việc mong muốn sau du học. Các công việc part-time lúc còn đi học sẽ giúp bạn làm quen với văn hoá làm việc, rèn luyện kỹ năng mềm và tích luỹ kinh nghiệm cần thiết. Khi ra trường, CV của bạn sẽ trở nên nổi bật hơn, mang đến cho bạn công việc mơ ước và mức lương tốt. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Nếu đang chuẩn bị cho hành trình du học của mình, hãy đến với Catholic MTA để được tư vấn chọn trường và định hướng tương lai phù hợp nhất.