Du Học Catholic MTA

5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

5 trường đại học công giáo hàng đầu thế giới

>>>Du học Công Giáo Công giáo coi trọng việc giáo dục. Các trường đại học do Công giáo sáng lập đề cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, nếu bạn muốn hoc ở một trường đại học chất lượng, thì bạn nên cân nhắc theo học một trong 5 trường Đại học Công giáo tốt nhất thế giới này. Hãy cùng Catholic MTA khám phá ngay những thông tin về các trường Công Giáo hàng đầu trong bài viết dưới đây nhé! Danh sách các trường Đại Học Công Giáo hàng đầu thế giới Georgetown University – Hoa Kỳ Viện Đại học Georgetown là một trường đại học nghiên cứu tư thục tại thủ đô Washington được thành lập năm 1789 dưới hiến chương liên bang của Quốc hội Hoa Kỳ. Georgetown hiện có 10 trường đào tạo cử nhân và cao học, trong đó có Trường Dịch vụ đối ngoại, Trường Kinh doanh, Trường Y và Trung tâm Luật. Katholieke Universiteit Leuven – Leuven, Bỉ KU Leuven là một viện đại học tại thành phố Leuven, thuộc tỉnh Vlaams-Brabant ở vùng Flanders của Bỉ được thành lập vào năm 1425. Viện đại học này tổ chức giảng dạy, nghiên cứu, và phục vụ cho các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nhân văn, y khoa, luật, kinh doanh, và khoa học xã hội. University of Notre Dame – Viện đại học tự thục của Giáo hội Công giáo ở Hoa Kỳ Trường Notre Dame nằm trong một cộng đồng biệt lập tại thành phố South Bend thuộc quận St. Joseph, Indiana, Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1844. Boston College – Đại học tại Chestnut Hill Hoa Kỳ Đại học Boston hay Cao đẳng Boston là một trường đại học nghiên cứu tư nhân của Dòng Tên ở Chestnut Hill, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1863, trường có hơn 9.300 sinh viên đại học và gần 5.000 sinh viên sau đại học. Đại học Boston được phân loại là một trường đại học nghiên cứu nhóm R1. Fordham University – Đại học ở Thành phố New York, Tiểu bang New York Được thành lập vào năm 1841 tại New York Hoa Kỳ. Tạm kết Trên đây là toàn bộ thông tin về 5 trường đại học Công Giáo hàng đầu thế giới phù hợp. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích và đừng quên theo dõi các bài viết thú vị khác của Catholic MTA nhé! Nếu bạn còn thắc mắc về tư vấn du học thì hãy liên hệ Catholic MTA để được tư vấn miễn phí! >>>Xem thêm: Top trường công giáo Mỹ lớn nhất bạn nên chọn 2022 MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, người dùng không nên dựa hoàn toàn vào những thông tin này để đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư hay sức khỏe. catholicmta.edu.vn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web.

Chuyên ngành phụ Minor là gì? Cách lựa chọn chuyên ngành phụ Minor

chuyên ngành phụ minor là gì

>>>Cẩm nang du học Chuyên ngành phụ Minor là gì? Đây là vấn đề mà rất nhiều du học sinh quan tâm hiện nay khi lựa chọn các chuyên ngành học khi du học tại Mỹ. Việc lựa chọn chuyên ngành phụ Minor sẽ mang đến rất nhiều lợi thế cho bạn trong quá trình học tập và xin việc tại Mỹ. Chính vì vậy, bạn canh các chuyên ngành chính Major, du học sinh hiện đang có xu hướng theo chuyên ngành phục. Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này nhé! Chuyên ngành phụ Minor là gì? Chuyên ngành phụ Minor là gì? Có 2 khái niệm bạn cần hiểu rõ ở đây đó là Major (chuyên ngành chính). Nền giáo dục Mỹ, trong 2 năm đầu tiên của bậc Đại Học, Cao Đẳng cung cấp cho bạn lượng kiến thức nền tảng. Đây là cơ sở để bạn tìm ra ngành học mà mình ưu thích, phù hợp với thế mạnh bản thân mà bạn dễ dàng nhận viết được. Sau khi kết thúc 2 năm học, bạn sẽ phải đưa ra quyết định chuyên ngành chính Major cho mình. Đây chính là chuyên ngành để bạn tốt nghiệp sau này. Một khái niệm khác bạn cần biết đó là về chuyên ngành phụ Minor. Đây là chuyên ngành bạn đăng ký thêm để học cùng trong thời gian học chuyên ngành chính Major. Cả 2 chuyên ngành này không có bất cứ sự liên quan nào đến nhau. Hơn nữa, khi học ngành phụ bạn sẽ không phải đăng ký quá nhiều lớp hơn. Thêm vào đó, chương trình học cũng bớt nặng hơn so với việc học thêm một chuyên ngành chính nữa để tốt nghiệp. Một số lợi ích khi học chuyên ngành phụ Minor Tiết kiệm thời gian và chi phí Theo học chuyên ngành phụ Minor là lựa chọn giúp bạn tiết kiệm cả thời gian và học phí. Chi phí để bạn theo học chuyên ngành phụ thường dao động khoảng 3000$ – 8000$. So với chi phí học chuyên ngành chính dao động khoảng 20.000$ thì chi phí học chuyên ngành phụ rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi theo học chuyên ngành phụ, bạn cần đảm bảo mình có kết quả học tập thật tốt ở chuyên ngành chính của mình. Thỏa mãn sở thích cá nhân Lợi ích khi lựa chọn theo học chuyên ngành phục Minor đó là giúp bạn thỏa mãn sở thích cá nhân của chính bản thân mình. Hãy học cái mình thích và vận dụng chúng vào chính cuộc sống của mình. Điều này sẽ giúp kết quả học tập của bạn tốt hơn ngoài sức tưởng tượng. Cơ hội việc làm rộng mở Mặc dù chuyên ngành phụ Minor mà bạn theo học không được cấp bằng tốt nghiệp như chuyên ngành chính. Tuy nhiên, chuyên ngành phụ Major sẽ được đề cập trên bảng điểm và có thể thêm phần bảng điểm này vào hồ sơ xin việc sau này. Tại Mỹ, chuyên ngành phụ Minor là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định được việc chọn ứng viên. Khi cả 2 ứng viên có trình độ học vấn và kinh nghiệm giống nhau thì người có Minor trong hồ sơ sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với người còn lại. Đối với những ứng viên này, cơ hội việ làm thường tốt hơn rất nhiều. Bạn có thể xin được việc làm với mức lương cao và có cơ hội phát triển nhiều hơn tại Mỹ. Chính vì vậy, xu hướng của sinh viên và du học sinh quốc tế khi theo học tại Mỹ đó là học một chuyên ngành chính và thêm 1 chuyên ngành phụ Minor. Cách lựa chọn chuyên ngành phụ Minor là gì? Cách lựa chọn chuyên ngành phụ Minor là gì? Có rất nhiều cách để bạn lựa chọn các chuyên ngành phụ theo học trong suốt thời gian học đại học. Một lời khuyên cực hữu ích cho bạn đó là nên lựa chọn chuyên ngành phụ Minor liên quan đến ngành quản lý, kinh tế nếu chuyên ngành chính Major bạn học nặng về kỹ thuật. Ngược lại, nếu chuyên ngành học chính của bạn là kinh tế, quản lý thì chuyên ngành phụ Minor bạn nên theo học là các ngành kỹ thuật. Mặt khác, nếu bạn đang theo học các ngành như công nghệ, toán học, khoa học,… Chuyên ngành phụ Minor bạn nên theo học là truyền thông và sáng tạo. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Lựa chọn này sẽ giúp bạn bù đắp khả năng giao tiếp và đưa ra suy nghĩ đột phá, táo bạo. Một số gợi ý khác Catholic MTA muốn chia sẻ cho bạn như sau: Trên đây, bạn đã biết chuyên ngành phụ Minor là gì và cách lựa chọn chuyên ngành chính và chuyên ngành phụ sao cho phù hợp. Việc lựa chọn này rất quan trọng, mang đến cơ hội việc làm cực kỳ hấp dẫn cho bạn khi đang là du học sinh Mỹ Tạm kết Trên đây là toàn bộ thông tin về chuyên ngành phụ Minor là gì và cách lựa chọn chuyên ngành phụ phù hợp. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích và đừng quên theo dõi các bài viết thú vị khác của Catholic MTA nhé! Nếu bạn còn thắc mắc về tư vấn du học thì hãy liên hệ Catholic MTA để được tư vấn miễn phí! >>>Xem thêm: Các giấy tờ cần được dịch thuật tiếng Anh công chứng khi đi du học Mỹ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật

Thời tiết 4 mùa ở Canada như thế nào?

thời tiết 4 mùa ở canada

>>>Cẩm nang du học Hiện nay, xu hướng du học Canada ngày càng trở nên phổ biến đối với du học sinh Việt Nam nói riêng và du học sinh quốc tế nói chung. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc du học Canada thật tốt, bên cạnh tìm hiểu về thông tin trường, khóa học, bạn cần phải biết thời tiết 4 mùa ở Canada. Khi biết rõ về khí hậu Canada giúp cho các bạn học sinh, sinh viên có sự chuẩn bị chu đáo hơn trước khi bắt đầu kế hoạch học tập tại đất nước lá phong xinh đẹp này. Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu thông tin hữu ích dưới đây. Thời tiết 4 mùa ở Canada như thế nào? Giống như Việt Nam, thời tiết 4 mùa ở Canada cũng được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Nhiệt độ và thời tiết của mỗi mùa ở các vùng miền là không giống nhau. Đồng thời lượng mưa cũng sẽ tùy thuộc vào từng miền và từng mùa riêng biệt. Canada được biết đến nhiều hơn bởi khí hậu lạnh và băng tuyết. Tuy nhiên, thực tế thời tiết Canada khá đa dạng giống như những phong cảnh đẹp mà đất nước này hiện có. Về cơ bản, Canada có bốn mùa rõ rệt, đặc biệt ở những vùng dân cư đông đúc hơn dọc biên giới Hoa Kỳ. Nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 35 độ C, thậm chí là cao hơn. Vào mùa đông, có những vùng nhiệt độ sẽ giảm xuống – 25 độ C. Cái lạnh cắt ra cắt thịt khiến cho tất cả du học sinh đều khó có thể làm quen trong thời gian ngắn. Thời tiết 4 mùa ở Canada cụ thể như sau: Tỉnh bang Quebec Quebec được xem là nước Pháp thu nhỏ trong lòng Canada và có thời tiết 4 mùa khá rõ rệt. Miền Nam Quebec là nơi tập trung rất nhiều dân cư và có khí hậu ôn hòa nên được rất nhiều du học sinh lựa chọn. Mùa xuân ở Quebec tuyết bắt đầu tan và khi chuyển sang mùa hè, thời tiết sẽ ấm áp hơn rất nhiều. Vào mùa thu, nhiệt độ giảm dần và trở nên mát mẻ. Rừng cây lá phong cũng bắt đầu thay lá tạo nên 1 khung cảnh vô cùng lãng mạn. Mùa đông sang là thời kỳ lạnh đỉnh điểm của Quebec. Thủ phủ Calgary thuộc tỉnh Quebec là thành phố cao nguyên với khí hậu khô ráo và nhiệt độ ôn hòa. Tính trung bình mỗi năm Calgary có 2300 giờ chiếu sáng. Đây là thành phố có nhiều ánh nắng đứng đầu Canada. Thời tiết 4 mùa ở Canada có sự phân biệt rõ ràng và tỉnh Quebec là một trong những nơi được hưởng trọn vẹn thời tiết lý tưởng đó. Điều này lý giải tại sao Quebec được rất nhiều du học sinh lựa chọn để tiếp tục quá trình học tập. Vancouver Nhắc đến Vancouver người ta thường nhắc đến sức phát triển vượt bậc. Đây là một trong những thành phố phát triển hàng đầu bang B.C. Đồng thời cũng là đô thị sầm uất của Canada. Số lượng cư dân sinh sống tại Vancouver không hề nhỏ. Vancouver là thành phố có khí hậu nóng ẩm hàng đầu tại Canada. Mùa hè ở đây cực kỳ khô ráo và mát mẻ. Mùa đông, mùa thu và mùa xuân, thời tiết lại khá ẩm ướt. Đây cũng là thành phố ít tuyết rời và có mùa đông kéo dài chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, Vancouver phù hợp với những du học sinh không chịu được cái lạnh cắt da, cắt thịt ở những tỉnh bang khác thuộc Canada. Mặc dù thời tiết ở Vancouver không phân biệt rõ ràng như thời tiết 4 mùa ở Canada nhưng nơi đây vẫn là điểm đến được rất nhiều du học sinh lựa chọn. Thêm nữa, chính sách du học Canada hiện nay đang khá tốt. Cùng với điều kiện thời tiết không quá khắc nghiệt nên mỗi năm Canada đón về số lượng du học sinh cực kỳ lớn. Tạm kết Trên đây, bạn đã biết thời tiết 4 mùa ở Canada và thời tiết ở từng tỉnh bang thuộc quốc gia này. Tùy vào khả năng chịu đựng và sở thích của mình, bạn có thể lựa chọn thành phố phù hợp cho việc du học. Nếu bạn còn thắc mắc về tư vấn du học thì hãy liên hệ Catholic MTA để được tư vấn miễn phí nhé! >>>Xem thêm: Hướng dẫn thanh toán học phí qua Flywire tại các trường ở Canada MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, người dùng không nên dựa hoàn toàn vào những thông tin này để đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư hay sức khỏe. catholicmta.edu.vn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web.

Lược sử nhà thờ Đồng Tiến – Sài Gòn

lược sử nhà thờ đồng tiến sài gòn

>>>Du học Công Giáo Đoạn phim tư liệu về Thánh Đường Đồng Tiến là tài sản của giáo hội Công Giáo Việt Nam, do công ty Catholic MTA thực hiện. Vào những năm cuối thập niên 1950, địa bàn Phường 12 và 14 hiện nay là những khoảng đất trống, hoang vu, chỉ có một số ngôi mộ cổ. Sau đó, chính quyền cho xây dựng các cư xá và trại gia binh. Do nhu cầu thiêng liêng, một số anh em công chức và quân nhân cư ngụ tại các trại gia binh này tự nguyện góp công, góp của để dựng nên một ngôi nhà nguyện với kích thước 6m x 15m, sườn nhà bằng sắt, vách bằng ván gỗ, mái lợp tôn. Ngôi nhà nguyện này ở vị trí đối diện với chợ Nhỏ phường 14, trên đường Nguyễn Tri Phương, nay là Thành Thái. Vào năm 1965, cha cố Giuse Đinh Cao Thuấn nhờ Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn xin chính quyền cấp cho khoảng đất trống ngay cạnh phía Đông đường Nguyễn Tri Phương để xây dựng nhà thờ mới. Mảnh đất rộng khoảng 2 mẫu tây. Ngôi nhà thờ khang trang như hiện nay đã được cha cố Giuse Đinh Cao Thuấn đứng ra xây dựng. Đồ án thiết kế do hai kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và Lê Anh Kiên, theo kiến trúc hiện đại, nhưng lại mang dáng dấp của ngôi nhà miền cao nguyên. Nét đặc sắc là giữa lòng nhà thờ không có bất kỳ một cây cột nào. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên không cột của Tổng Giáo phận Sài Gòn, rất thoáng mát và vẫn còn hợp thời cho đến ngày nay. Nhà thờ có đủ chỗ cho khoảng 2.000 giáo dân. Phía bên phải của nhà thờ là tháp chuông cao vút, nhờ tháp chuông này mà đi từ xa người ta có thể thấy sự Thánh Giá trên đỉnh tháp như một dấu chỉ của Chúa Kitô giữa lòng đô thị sầm uất. Xung quanh thánh đường là khuôn viên rợp mát bóng cây, rộng hơn 11.000 mét vuông, phù hợp cho những cuộc hành hương, tĩnh tâm, tổ chức đại lễ và sinh hoạt mục vụ. Đầu nhà thờ có một công viên nhỏ, với nhiều cây xanh mang vẻ hoang sơ tự nhiên chứ không quá chăm chút gọt tỉa. Trong khuôn viên, có một hồ nước và trên hồ là nơi có thể cử hành nghi thức hoặc dâng lễ; có cả hội trường, nhà trẻ và nơi để xe… Từ ngày có nhà thờ mới, sinh họat tôn giáo trong GX được thăng tiến rõ rệt. Theo thống kê hiện nay, giáo xứ hơn 5.000 giáo dân chia thành 4 giáo khu (Khu Phanxicô Trần Văn Trung, Khu Phaolô Lê Bảo Tịnh, Khu Andrê Dũng Lạc, Khu Annê Lê Thị Thành) và họ Thánh Giuse. Cha Đinh Cao Thuấn đã xây dựng họ Giuse trong một hoàn cảnh khá đặc biệt nên cộng đồng dân Chúa ở đây gồm đủ mọi thành phần Bắc Trung Nam chứ không đồng nhất như các giáo xứ khác. Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, Nhà Thờ Đồng Tiến hiện nay do Cha Chánh Xứ Gioan Baotixita Trần Thanh Cao dày công chăm chút. Tọa lạc tại một trong những trung tâm sầm uất nhất TP.HCM, ngôi giáo đường cũng là nơi hành hương, cầu nguyện nổi tiếng cho cả người không có đạo. Nguồn giothanhle.net Tạm kết Trên đây là lược sử nhà thờ Đồng Tiến. Nếu bạn còn thắc mắc về tư vấn du học thì hãy liên hệ Catholic MTA để được tư vấn miễn phí nhé! >>>Xem thêm: Top trường công giáo Mỹ lớn nhất bạn nên chọn 2022 MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, người dùng không nên dựa hoàn toàn vào những thông tin này để đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư hay sức khỏe. catholicmta.edu.vn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web.

Hướng dẫn thanh toán học phí qua Flywire tại các trường ở Canada

hướng dẫn thanh toán học phí qua flywire tại các trường ở canada

>>>Cẩm nang du học Việc thanh toán học phí qua Flywire đươc xem là hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp vào tài khoản của trường như trước đây. Flywire là cách nhanh nhất, tiện lợi nhất để thực hiện các khoản thanh toán quốc tế trong lĩnh vực giáo dục cho các trường, các tổ chức trên khắp thế giới. Được hàng nghìn sinh viên trên khắp thế giới tin cậy, khiến cho việc thanh toán quốc tế trong giáo dục trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu cách thành toán học phí qua Flywire trng bài viết này nhé! Vậy Flywire là gì? Flywire được thành lập vào năm 2011 bởi một cựu sinh viên quốc tế là Iker Marcaide. Nhờ vào những rắc rối khi anh ta phải trả tiền học đại học từ một quốc gia này sang một quốc gia khác. Và sau đó Marcaide đã nhận nhiệm vụ phải giải quyết việc này. Bởi việc thanh toán truyền thống khá là thiếu minh bạch. Khó có thể theo dõi và phải chịu mức phí cùng với tỷ giá hối đoái dao động. Tự tin rằng mình có thể tạo ra một quy trình tốt hơn. Marcaide đã thành lập peerTransfer, công ty được biết đến ngày nay với cái tên Flywire. Nhóm FlyMates ban đầu của họ (là những nhân viên Flywire) có những nền tảng khác nhau, bao gồm giáo dục, thanh toán, công nghệ và hỗ trợ khách hàng, và mỗi người đều mang theo chuyên môn của họ. Vì sao các trường, các tổ chức lại sử dụng thanh toán học phí qua Flywire? Đó là bởi các thuận lợi dưới đây Dễ dàng xác định khoản thanh toán Các khoản thanh toán quốc tế có thể khó xác định. Với Flywire, các trường, tổ chức luôn có thể xác định và đối chiếu khoản thanh toán với tài khoản của bạn. Tính minh bạch của khoản thanh toán Các trường, các tổ chức có thể theo dõi khoản thanh toán của bạn từ lúc bạn khởi tạo khoản thanh toán cho đến khi khoản thanh toán được chuyển vào tài khoản của họ. Giao tiếp trực tiếp Flywire giao tiếp trực tiếp với các trường, các tổ chức để giải quyết nhanh chóng và dễ dàng nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Lợi ích của sinh viên khi thanh toán học phí qua Flywire là gì? Các lợi ích của nó mang lại cho sinh viên là Tránh các khoản phí ngoài dự kiến Các khoản phí ngân hàng ngoài dự kiến có thể dẫn đến thâm hụt số dư trên tài khoản của sinh viên khi khoản thanh toán được gửi đến trường. Flywire đảm bảo tiền học phí của sinh viên được chuyển đầy đủ vào mọi thời điểm. Thanh toán bằng nội tệ của sinh viên Tránh các khoản phí ngân hàng không cần thiết và nhận tỷ giá ngoại hối ưu đãi. Theo dõi khoản thanh toán Nhận email và văn bản cập nhật về trạng thái của khoản thanh toán của sinh viên, hoặc tạo tài khoản Flywire để theo dõi khoản thanh toán của mình trực tuyến 24×7. Dịch vụ khách hàng Nhận hỗ trợ khách hàng đa ngôn ngữ qua điện thoại, trò chuyện và email. Cách thanh toán Bước 1: BẮT ĐẦU Truy cập flywire.com và chọn “Make a Payment” sau đó chọn “Start typing payment recipient’s name”. Nhập tên của trường bạn cần phải thanh toán Kế tiếp chọn “The payment will come from” (Tên quốc gia xuất xứ) phù hợp và “Amount” (số tiền thanh toán) đúng với invoice trường cấp. Sau đó click “Next” Bước 2: CHỌN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Xem các lựa chọn thanh toán được cung cấp và chọn phương thức thanh toán ưu tiên. Các lựa chọn có thể bao gồm chuyển khoản ngân hàng, thẻ ghi nợ/tín dụng bằng nội tệ của bạn, thanh toán điện tử hoặc các lựa chọn địa phương khác. Các loại ngoại tệ có thể chấp nhận là VND, USD, GBP, EUR. Loại ngoại tệ thuận tiện nhất là VND. Bởi nó đã được quy đổi thành số tiền tương đương và chuyển khoản ngay bằng hệ thống ngân hàng nội địa. Sau khi lựa chọn phương thức phù hợp click “Select” Bước 3: NHẬP THÔNG TIN CỦA BẠN Nhập một số thông tin cơ bản để khởi tạo khoản thanh toán của bạn. Flywire sẽ gửi thông tin này kèm theo khoản thanh toán của sinh viên để trường hay tổ chức dễ xác định. Thông tin bao gồm: Cuối cùng, sau khi khai hoàn tất, Click chọn “I have read, understand, and agree to the Flywire Terms of Use and Privacy Policy” Bước 4: THỰC HIỆN THANH TOÁN Làm theo hướng dẫn được cung cấp để gửi khoản tiền tới Flywire qua phương thức mà bạn đã chọn. Lưu ý: Các lựa chọn thanh toán địa phương có thể có tùy thuộc và quốc gia xuất xứ của bạn. Bước 5: THEO DÕI & XÁC NHẬN Nhận email và văn bản cập nhật từng bước của quá trình, bao gồm xác nhận khi khoản thanh toán của bạn đã được chuyển. Bạn cũng có thể tạo một tài khoản Flywire để theo dõi khoản thanh toán của mình trực tuyến 24×7. Trên đây là những hướng dẫn chi tiết giúp cho các phụ huynh có thể tự thao tác và thanh toán học phí cho con của mình. Nếu cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ Catholic MTA ngay để được trơ giúp. Tạm kết Trên đây là hướng dẫn thanh toán học phí qua Flywire tại các trường ở Canada. Nếu bạn còn thắc mắc về tư vấn du học thì hãy liên hệ Catholic MTA để được tư vấn miễn phí nhé! >>>Xem thêm: Các giấy tờ cần được dịch thuật tiếng Anh

Các giấy tờ cần được dịch thuật tiếng Anh công chứng khi đi du học Mỹ

các giấy tờ cần được dịch thuật tiếng anh

>>>Cẩm nang du học Không biết tự bao giờ nước Mỹ trở thành miền đất hứa của nhiều người. Thực tế, Mỹ là nơi thành công, là cơ hội cho những ai muốn biến ước mơ thành hiện thực. Nhưng không mấy ai biết được du học Mỹ cần những giấy tờ gì? Dịch thuật sang tiếng Anh cần những giấy tờ gì? Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu về một số loại giấy tờ cần dịch thuật tiếng Anh nếu bạn muốn du học Mỹ nhé! Những loại giấy tờ cần dịch thuật khi làm thủ túc xin Visa Các loại giấy tờ tùy thân cá nhân Hồ sơ cần chuẩn bị để đi du học trước tiên cần có những giấy tờ quan trọng xác minh nhân thân của học sinh như: Giấy tờ chứng minh trình độ học vấn cần được dịch thuật tiếng Anh Trình độ học vấn là điều kiện rất quan trọng đối với hồ sơ bạn cần chuẩn bị để đi du học. Cho dù bạn du học tự túc hay đăng ký bảo hiểm, đó sẽ là những điều cơ bản khi đi du học. Để chứng minh trình độ học vấn của mình, hồ sơ cần chuẩn bị khi đi du học bao gồm những giấy tờ sau: Hồ sơ chứng minh tài chính cần được dịch thuật tiếng Anh Tại một số quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, chứng minh năng lực kinh tế là bài thi bắt buộc khi đi du học. Bạn sẽ cần cung cấp bằng chứng về phương tiện tài chính để chứng minh rằng bạn có đủ nguồn tài chính để học tập thoải mái khi đi du học. Để chứng minh năng lực tài chính, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ và chắc chắn chúng được dịch thuật tiếng Anh sau: Tài trợ từ phía cha mẹ ở tại Việt Nam Nếu tài trợ từ phía người thân tại nước du học thì cần có những loại giấy tờ nào Nếu đơn xin thị thực sinh viên của bạn được chấp nhận, bạn sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế bổ sung. Trước đó, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ về sức khỏe như sau. Những điều cần lưu ý về giấy tờ, hồ sơ du học Nhìn chung, hồ sơ chuẩn bị du học khá phức tạp, nếu tự làm rất dễ sai sót. Vì vậy, manh mối đầu tiên của bạn là liên hệ với một dịch vụ tư vấn du học có uy tín để giúp xử lý đơn đăng ký của bạn. Một hồ sơ đẹp được duy trì chuyên nghiệp và cẩn thận sẽ tăng khả năng được cấp thị thực. Lưu ý 2, nếu du học sinh tự nộp hồ sơ thì phải làm theo hướng dẫn và nộp đầy đủ. Ví dụ: các trường thông tin về họ, tên đệm và ngày tháng năm phải chính xác. Chữ ký phải phù hợp. Ảnh phải có kích thước phù hợp với nền và áo sơ mi phải có màu trắng. Một lỗi nhỏ có thể làm mất hiệu lực ứng dụng của bạn. Một lưu ý nữa về hồ sơ du học là nên photo nhiều bản có công chứng phòng trường hợp thất lạc hoặc lẫn lộn. Đặc biệt, bạn nên làm đúng quy trình và lưu trữ cẩn thận hồ sơ gốc để không bị thất lạc. Tất cả cũng phải được dịch thuật tiếng Anh trước khi nộp. Vì sao nên tìm đến những đơn vị dịch thuật tiếng Anh chuyên nghiệp hàng đầu Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để đi du học vốn đã là một vấn đề lớn và phức tạp, chưa kể đến khâu phỏng vấn trước khi du học chắc chắn bạn sẽ gặp không ít rắc rối. Vì vậy, bạn cần phải tìm đến các đơn vị dịch thuật tiếng Anh chuyên nghiệp. Bạn cần được tư vấn và hỗ trợ tận tình một số hồ sơ cần dịch thuật công chứng sang tiếng Anh những điều bạn cần biết nếu muốn du học Mỹ. Ngoài ra, họ sẽ giúp bạn dịch chúng sang tiếng Anh và chứng minh về mặt pháp lý. Tạm kết Trên đây là các giấy tờ cần được dịch thuật tiếng Anh công chứng khi đi du học Mỹ. Nếu bạn còn thắc mắc về tư vấn du học thì hãy liên hệ Catholic MTA để được tư vấn miễn phí nhé! >>>Xem thêm: Những điều phụ huynh cần lưu ý khi mua vé máy bay du học cho con MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, người dùng không nên dựa hoàn toàn vào những thông tin này để đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư hay sức khỏe. catholicmta.edu.vn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web.

Những điều phụ huynh cần lưu ý khi mua vé máy bay du học cho con

cần lưu ý khi mua vé máy bay du học cho con

>>>Cẩm nang du học Vé máy bay du học là vé máy bay dành riêng cho các bạn học sinh, sinh viên có nguyện vọng đi du học. Vì vậy, nó có một số khác biệt so với vé máy bay thông thường. Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu một số điều cần lưu ý khi mua vé máy bay đi du học để nhanh chóng sở hữu những tấm vé máy bay giá rẻ và chất lượng tốt nhất. Vé máy bay du học sinh là gì? Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu nâng cao tri thức của con người ngày càng cao. Việc sinh viên mong muốn được học tập trong môi trường quốc tế không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, khi đi du lịch nước ngoài, chi phí vé máy bay luôn được ưu tiên hàng đầu. Vì lý do này, các hãng hàng không trong nước và quốc tế thường xuyên có các chương trình ưu đãi, thậm chí một số hãng còn có chuyên mục vé dành riêng cho du học sinh với những thông tin cập nhật và tổng hợp nhất. Vé du học sinh là loại vé dành cho học sinh đi du học. Thường có nhiều ưu đãi được các hãng hàng không và đại lý bán vé dành cho loại vé này. Giá vé máy bay du học rẻ hơn hạng phổ thông, hành lý được miễn cước nhiều hơn, ưu đãi cho người thân sang thăm du học sinh… Được phép mua vé máy bay đi du học với điều kiện là visa một chiều, không có ngày về, vì học sinh sẽ phải học trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, loại vé này chỉ áp dụng cho các chuyến bay xuất phát từ Việt Nam và không áp dụng cho chiều ngược lại. Khi bạn đã quyết định sẽ đặt vé cho sinh viên quốc tế ở quốc gia nào, hãy tìm các hãng hàng không tốt nhất cho khu vực đó. Để có thông tin nhanh chóng và chính xác nhất, hãy tham khảo đại lý vé máy bay uy tín. Giá vé chênh lệch giữa vé du học thông thường và vé khuyến mại có thể lên tới 100-200 USD. Nếu không quen đặt vé máy bay đi du học, bạn nên gọi điện đến các đại lý vé máy bay hoặc đến trực tiếp đại lý gần nhất để được hỗ trợ.・ Cách thức mua vé máy bay du học: bản sao hộ chiếu, visa sinh viên, thư chấp nhận nhập học (thẻ sinh viên nếu nhập học từ năm thứ 2). Phải xuất trình đầy đủ chứng từ nếu có Là đại lý cung cấp cơ sở đặt vé máy bay cho du học sinh. Những giấy tờ này cũng cần thiết trong quá trình du học và sinh sống tại nước ngoài. Điều “bất ly thân” nhất sau thủ tục xuất cảnh vẫn là hồ sơ đăng ký với Hải quan và các thủ tục xét duyệt, đăng ký sau đó. Tôi cần một folder nhỏ, chắc chắn để đựng các tài liệu liên quan như: Kinh nghiệm khi mua vé máy bay du học Tìm hiểu kỹ điểm đến Sau khi đã quyết định điểm đến du học, bạn cần nghiên cứu kỹ quốc gia hoặc khu vực nơi mình sinh sống và chọn hãng hàng không phù hợp nhất. Mỗi hãng hàng không có thế mạnh khác nhau tùy thuộc vào khu vực họ đến. Ví dụ: trước khi đến sân bay gần nhà, hãng A phải chuyển tiếp ở sân bay ở thành phố hoặc quốc gia khác, thì hãng B có chuyến bay thẳng đến đây, hoặc hãng C có sân bay gần nhà thì giá vé rẻ hơn so với bay đến. Tìm một cách thoải mái, an toàn và tiết kiệm để đi du lịch bằng cách nghiên cứu điểm đến của bạn và khu vực bạn đang ở. Mua vé máy bay du học một chiều Chuyến bay khứ hồi sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền, nhưng trong trường hợp này, bạn sẽ phải mua vé một chiều. Thứ hai, vì bạn là du học sinh nên bạn không thể có vé khứ hồi cho dù có thời gian về cố định. Vì bạn sẽ không thể biết chính xác khi nào sẽ quay lại nước nhà. Nếu chưa có visa trong tay thì không nên mua vé đi du học. Tuy nhiên, bạn có thể đặt vé trước và kiểm tra giá vé. Tính tổng chi phí giá vé Chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc vé máy bay quốc tế, đặc biệt là vé máy bay du học có phải chịu thuế hay không? Tổng giá vé bao gồm trong số những thứ khác giá vé + thuế + phí sân bay. Tuy nhiên, các hãng hàng không thường ưu đãi vé máy bay cho học sinh, sinh viên, người có nhu cầu đi du học nên rẻ hơn rất nhiều so với vé máy bay thông thường. Vui lòng liên hệ văn phòng hoặc đại lý của hãng hàng không để được tư vấn và hướng dẫn. Không nên chọn điểm dừng quá lâu Nếu bạn đến một địa điểm nước ngoài lần đầu tiên mà không có người thân hoặc bạn bè thân thiết, bạn không nên chọn các chuyến bay có điểm dừng, thời gian quá cảnh dài hoặc điểm đến tại sân bay ở các thành phố, quốc gia đã đến du học. Điều này càng khiến bạn mệt mỏi hơn. Chú ý chọn đồ ăn, thức uống phù hợp Tùy theo điểm đi, điểm đến và quốc gia xuất phát của phần lớn hành khách, các hãng hàng không sẽ phục vụ suất ăn cho phù hợp. Để tránh trường hợp bụng đói không tiêu hóa nổi một miếng nào, tốt nhất bạn nên chuẩn bị đồ khô như bánh mì, xúc xích, phô

Định cư New Zealand sau du học 2024 và những điều cần biết

định cư New Zealand sau du học 2024

>>>Cẩm nang du học Tính đến cuối năm 2022, có khoảng 9.000 người Việt đang định cư lâu dài tại New Zealand và khoảng 2.000 du học sinh đang theo học tại các thành phố lớn như Wellington và Auckland. Xu hướng định cư New Zealand theo nhiều hình thức khác nhay vẫn đang ngày càng phát triển và được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Vậy xứ sở kiwi có gì đặc biệt mà hấp dẫn người Việt đến thế? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề định cư New Zealand sau du học 2024 và những điều cần biết nhé! Đôi nét về New Zealand Địa lý – Lịch sử New Zealand New Zealand (NZ) là một đảo quốc tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, gồm hai đại lục chính là đảo Bắc và đảo Nam, cách nước Úc chỉ khoảng gần 2 giờ bay. Chính bởi vậy mà tự nhiên, đời sống và xã hội của New Zealand có phần tương đồng với Úc. Tuy diện tích NZ xấp xỉ bằng Việt Nam nhưng dân số chỉ khoảng 4,7 triệu người và chủ yếu được hình thành từ 2 nhóm văn hóa – người Māori, là hậu duệ của những người định cư Polynesian, và người gốc Châu Âu.Hơn 53% dân số New Zealand sống tại 4 thành phố lớn nhất – Wellington, Auckland, Christchurch (Đảo Bắc) và Hamilton (Đảo Nam). Lịch sử của đất nước bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các nền văn hóa Māori, châu Âu, Đảo Thái Bình Dương và châu Á – hình thành một cộng đồng đa văn hóa. Những người Māori là những cư dân đầu tiên của New Zealand và văn hóa của họ vẫn là cốt lõi của bản sắc của dân tộc. Những người Māori – hay còn gọi là “Tangata whenua” (Thổ dân) được luật New Zealand công nhận do kết nối mạnh mẽ của họ và mối quan hệ truyền thống với đất liền. Kể từ những năm 1850, dân Māori đã trải qua sự tăng trưởng mạnh và sự hiện diện, lịch sử và văn hóa của họ ngày càng trở nên dễ nhận biết trong cuộc sống hàng ngày ở New Zealand. Là một cựu thuộc địa của Anh, tiếng Anh là ngôn ngữ chính của New Zealand và được nói bởi 98% dân số. Māori cũng là một ngôn ngữ chính thức và được nói bởi những người bản xứ Māori. Người New Zealand, hay còn được gọi là “kiwi”, có hình thức độc đáo riêng của họ về ngôn ngữ tiếng lóng, do đó bạn sẽ sớm trở nên quen thuộc với những từ như ‘brekkie’ (bữa ăn sáng), ‘cheers’ (cám ơn) and ‘g’day’ (chào). Văn hóa New Zealand New Zealand là một quốc gia đa văn hóa với 5 nhóm sắc tộc lớn nhất là New Zealand, European, Māori, Chinese, Samoan và Indian. Do là một xã hội đa văn hóa, người dân rất hiếu khách và thân thiện với du khách đến từ các dân tộc khác, dễ dàng kết bạn, xây dựng các mối quan hệ và hội nhập vào xã hội. Cũng như đa dạng sắc tộc, đất nước này cũng là nơi có nhiều tôn giáo khác nhau. Mặc dù Thiên Chúa giáo là tôn giáo chiếm ưu thế ở New Zealand, nhiều người cũng theo Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, cũng như Ringatū và Rātana. Vì sao nhiều người Việt thích định cư New Zealand? New Zealand được xem là vùng đất hứa cho các công dân nước ngoài kiếm tìm một nơi ổn định để an cư, lạc nghiệp do đất rộng, người thưa và nhu cầu cao về công việc. Chính phủ New Zealand cũng tạo mọi điều kiện và cung cấp nhiều chính sách định cư hấp dẫn để thu hút các công dân nước ngoài. Trong đó, có chương trình định cư New Zealand diện tay nghề. Cũng như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, New Zealand đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng đặc biệt trong ngành y tế. Theo số liệu thống kê, tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi hiện mới chỉ có 78% số lượng y tá cần thiết, ngành chế biến thịt cũng đang thiếu khoảng 2000 lao động. Trang web của công ty tư vấn Beca cũng cho biết công ty này đang cần tuyển dụng 300 lao động tại New Zealand….Đây chỉ là một vài trong số các lĩnh vực đang thiếu lao động tại New Zealand. Các ngành khác tại NZ cũng rất cần nhân lực tay nghề cao, “Tình trạng thiếu lao động đang diễn ra gay gắt trên khắp thế giới. Tuy nhiên, tình hình ở New Zealand đặc biệt nghiêm trọng… Việc tìm kiếm lao động đang trở nên khó khăn nhất từ trước đến nay”, một báo cáo của công ty tư vấn kinh tế Sense Partners cho hay. Để đối phó chính phủ New Zealand cung cấp chương trình định cư tay nghề để thu hút lao động toàn cầu đến đất nước này làm việc. Lao động nước ngoài khi nhận diện visa này sẽ được thường trú lâu dài và được cấp giấy phép lao động của New Zealand. “Chúng tôi biết nhiều ngành công nghiệp đang kêu gọi nhân công khi tình trạng thiếu lao động toàn cầu vẫn đang hoành hành”, Bộ trưởng Nhập cư Michael Woods cho biết, và khẳng định những thay đổi này là để đảm bảo không có những giới hạn không hợp lý đối với người di cư có tay nghề cao. Từ tháng 10/2023, chính phủ New Zealand cũng sẽ đơn giản hóa hệ thống dựa trên thang điểm đánh giá được sử dụng để lựa chọn những lao động di cư có tay nghề cao, giúp tăng tốc độ xem xét các đơn xin thị thực và giúp người lao động

Supply Chain (Quản Trị chuỗi cung ứng ) và Logistics ( Hậu Cần) là gì?

supply chain quản trị chuỗi cung ứng và logistics hậu cần là gì

>>>ĐỊNH HƯỚNG/ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP Đầu tiên, tôi cảm ơn quí anh chị đã tin tưởng du học Công giáo. Từ khi thành lập mô hình này, chúng tôi ko đơn giản chỉ là một dịch vụ làm visa đơn thuần, mà hơn nữa, chúng tôi còn cung cấp kiến thức và tầm nhìn về nghề nghiệp với mong muốn những đứa trẻ xa nhà có được lời khuyên tốt nhất. Tôi vẫn hay tâm đắc lời dặn của Cha Peter Trần Thế Tuyên : Phải truyền tải kiến thức và kinh nghiệm sống cho bọn nhỏ. Với những thông tin tổng quan, chúng tôi hy vọng các em sinh viên có được một số thông tin tốt khi quyết định chọn ngành nghề, và tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ và ý kiến từ các anh chị, quí phụ huynh với kiến thức sâu sắc và kinh nghiệm thực chiến. Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu Supply Chain (Quản Trị chuỗi cung ứng ) và Logistics ( Hậu Cần) là gì? trong bài viết này nhé! Đầu tiên, chúng ta định nghĩa, Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management) và Hậu cần (Logistics) là gì? Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management) Quản lý Chuỗi Cung Ứng là quản lý một chuỗi liên kết các hoạt động, tham gia vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, bắt đầu từ giai đoạn nhập nguyên liệu thô, sản xuất, cho đến giai đoạn phân phối thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Nó bao gồm các hoạt động: lập kế hoạch sản xuất, triển khai đơn hàng, mua hàng, quản lý đấu thầu, quản lý hợp đồng mua bán, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kiểm soát xuất, nhập , tồn kho hàng hóa, quản lý kho bãi, quản lý các phương thức vận chuyển khác nhau ….với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng được yêu cầu khách hàng một cách kịp thời nhất với chi phí tối ưu nhất. Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong một công ty và sự kết hợp giữa nhiều công ty cung cấp các dịch vụ khác nhau với nhau. Hậu cần (Logistics) Logistics là một phần của Quản lý Chuỗi Cung Ứng, đó là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm cuối. Hàng hóa có thể là nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, hoăc bán thành phẩm, hoặc thành phẩm. Phương thức vận chuyển bao gồm: đường bộ, đường biển, đường hàng không, thậm chí là vân chuyển đa phương thức: đường bộ đường biển kết hơp…, nội địa và quốc tế. Nghiệp vụ logistic này đòi hỏi các bên tham gia phải có những kiến thức nhất định và phải tuân thủ quy tắc thương mại quốc tế (Incoterm – international commerce term). Cụ thể hơn bằng ví dụ sau: Khách hàng đặt mua 10.000 cái quần Theo ví dụ trên, quy trình của chuỗi cung ứng sẽ là: Nhận đơn đặt hàng từ khách => Lên kế hoạch => Tìm nhà cung cấp mua nguyên vật liệu => Nhập nguyên vật liệu => Sản xuất, kiểm tra chất lượng => Phân phối, giao hàng cho khách. Và câu hỏi đặt ra: Có phải chỉ nên học ngành Quản trị Chuỗi Cung Ứng; Logistics tại những trường hay khu vực có vị trí GẦN CẢNG BIỂN vì sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho chuyên ngành này? Thật ra Quản lý Chuỗi Cung Ứng (bao gồm Logistics) không chỉ áp dụng trong các công ty sản xuất hàng hóa (xe hơi, trang trí nội thất, vật dụng, ….) mà các tổ chức cung cấp dịch vụ (bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, …) cũng luôn có các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng; Nên, bạn hoàn toàn có cơ hội học tập và làm việc về chuyên ngành này tại nơi có vị trí không gần cảng biển. Hơn thế nữa, với xu thế tiêu dùng đang chuyển dần sang mua sắm trực tuyến, sự bùng nổ của ngành thương mai điện tử hiện nay đang tạo ra nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có chuyên môn, được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Hay nói theo kiểu của tôi, đó là khu vực nào tiếp cận – có- thị trường tiêu dùng lớn, người tiêu dùng trẻ thì sẽ đáp ứng tớt nhất. Bạn sẽ được gì khi học Quản lý Chuỗi Cung Ứng? => Bạn sẽ hiểu và biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế như: Vậy cụ thể vị trí, công việc mà bạn có thể làm trong ngành này là gì? Với độ phủ rộng gồm nhiều hoạt động trong Quản lý Chuỗi Cung Ứng, sau khi học Supply Chain Management (3 năm) tại 5 trường đối tác của Catholic MTA tại Canada như Niagara College, Centennial College, Lambton college, Fanshawe College, Stlawrence College bạn có thể làm việc ở những vị trí với mức lương như sau: Nếu là người có tính cách hướng ngoại, có khả năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, bạn sẽ phù hợp với những vị trí trong hoạt động mua hàng (Procurement) và hậu cần (Logistics) Nếu bạn tỉ mỉ, cẩn thận thì những vị trí sau sẽ là lựa chọn hợp lý Nếu tư duy, làm việc theo quy trình là thế mạnh của bạn cùng với kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí Và sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể ứng tuyển việc làm thông qua các hiệp hội như Chuỗi cung ứng Canada, (SCC), Viện Giao thông và Vận tải Canada, (CITT) và APICS, một hiệp hội chuyên nghiệp về quản lý chuỗi cung ứng. Hy vọng những thông tin được tổng

Thực trạng lao động tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và lối thoát

thực trạng lao động tại việt nam hiện nay nguyên nhân và lối thoát

>>>ĐỊNH HƯỚNG/ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP Thực trạng lao động thất nghiệp tại Việt Nam đang tăng cao. Bắt đầu sau đại dịch, làn sóng thất nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo kết quả khảo sát, điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam đối với 131 nghìn doanh nghiệp trên cả nước về ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến giữa tháng 4/2020 có gần 5 triệu lao động bị mất việc, hoặc giãn việc hoặc nghỉ luân phiên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lúc đó chỉ đạt 75,4%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu thực trạng lao động tại Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và lối thoát trong bài viết này nhé! Thực trạng lao động: tỷ lệ thất nghiêp tăng cao, vì đâu? Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây (tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi quý I các năm 2016 – 2020 lần lượt là 1,76%; 1,82%; 1,52%; 1,17%; 2%), do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,22%, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2%. Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ thể hiện rõ khi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên, theo thống kê của Bộ Tài chính Việt Nam là từ 22,8% năm 2001 lên 29,6% năm 2010 và 39,1% năm 2022. Lượng lao động ngành này tăng 5,985 triệu người từ năm 2001 đến 2010 và 5,377 triệu người từ năm 2010 -2022 chủ yếu là lao động trong lĩnh vực Dịch vụ du lịch, vận tải kho bãi, thương mại điện tử, kinh doanh bất động sản… Tuy nhiên sau 2 năm bị tác động bởi đại dịch COVID-19, lực lượng lao động trong ngành dịch vụ du lịch vẫn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều lao động phải nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc khác… Năm 2020, các doanh nghiệp du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70% – 80%; năm 2021, số lượng lao động làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc/chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động cầm chừng chiếm 10%. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp và tính đến giữa tháng 4/2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Một thực trạng cần lưu ý là sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam mới ra trường. Lực lượng này thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng, đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với ngành nghề cụ thể, kiến thức còn mang tính hàn lâm do đó tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm là vấn đề nan giải trong nhiều năm nay. Báo cáo phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với UNESCO tại Việt Nam thực hiện, dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2019, hơn 3% số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 2,8% số cử nhân đại học thất nghiệp, trong khi trình độ trung cấp chỉ 1,1% thất nghiệp. Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2022, có gần 150 nghìn lao động mất việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có đến 83 nghìn lao động phổ thông và gần 46 nghìn lao động có trình độ đại học trở lên. Như vậy chiếm đến 88% số lao động mất việc là người không có tay nghề và cử nhân đại học. Tỷ lệ cử nhân có bằng đại học lại thất nghiệp cao được các chuyên gia chỉ ra là các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt chẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên, họ lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động… Tuy nhiên thực trạng và con số có thể khác nhau, tình trạng thất nghiệp thực luôn cao hơn báo cáo bởi nội dung công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm lại được các trường làm rất hình thức. Bên cạnh một số trường đưa ra các con số chi tiết, nhiều trường chỉ cập nhật các dòng thông tin mang tính hình thức, chung chung như: “phần lớn sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp”. Trong khi đó, với nhiều nền giáo dục đại học, đây là tiêu chí quan trọng. Ở nhiều nước, bảng xếp hạng đại học lấy căn cứ từ tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm với các thông tin về công việc, mức lương, công ty… Số liệu được cập nhật định kỳ sau mỗi niên học hoặc hằng năm. Điều đáng nói, ngay cả những trường đưa ra các con số chi tiết, tính xác thực cũng chưa được kiểm chứng khiến nhiều người “hoang mang” khi so sánh với con số cử nhân thất nghiệp trên thị trường lao động. Nhiều cơ sở giáo dục đại học công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt hơn 90%, thậm chí 97-98%. Giải thích về sự thiếu hụt thông tin, lãnh đạo các trường đều cho