So sánh các diện định cư Mỹ EB1, EB2 và EB3
Các diện định cư Mỹ như EB1, EB2 và EB3 có điểm gì khác nhau? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người khi muốn định cư tại Mỹ. Khi định cư và có được thường trú nhân các bạn sẽ được hưởng những đãi ngộ như công dân Mỹ. Tuy nhiên có nhiều diện định cư khác nhau và chúng lại có những quyền hạn nhất định. Trong bài viết hôm nay Catholic MTA sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về diện định cư EB1, EB2 và EB3.
So sánh các diện visa định cư EB1, EB2 và EB3
Định cư theo diện EB1 – Diện người lao động ưu tiên
EB1 là một trong các diện định cư Mỹ dành cho chuyên gia hay cá nhân ưu tú có thành tích nổi bật. Hoặc dành cho các giáo sư, nhà nghiên cứu với thành tích xuất sắc cùng các nhà quản lý đa quốc gia.
Diện EB1 được xem là một diện định cư Mỹ có yêu cầu khó đáp ứng nhất trong tất cả các diện visa theo việc làm. Tuy nhiên diện EB1 lại có thời gian xét duyệt nhanh nhất.
Lý do là vì số lượng hồ sơ có thể đáp ứng đủ điều kiện của diện EB1 không nhiều. Cho nên ngày ưu tiên cho diện định cư này trên tất các các quốc gia đều là “Current”. Tức là ngay sau khi nộp, hồ sơ của bạn sẽ được xử lý ngay lập tức.
So với EB2 và EB3 thì EB1 còn có một lợi thế nổi bật khác đó là không cần xin giấy chứng nhận lao động (LC). Cũng nhờ vậy mà thời gian xử lý hồ sơ được giảm đi đáng kể. Trong đó, với danh mục EB-1A, đương đơn thậm chí không cần phải trình lời mời làm việc từ phía nhà tuyển dụng ở Mỹ. Với diện định cư EB-1 sẽ được chia ra thành 3 danh mục phụ gồm:
Diện định cư EB1-A – Diện dành cho người có khả năng phi thường
Ở EB1-A sẽ yêu cầu khác với các diện định cư Mỹ còn lại là đương đơn phải thể hiện được khả năng đặc biệt của mình trong lĩnh vực nhất định. Và khả năng đó phải thông qua sự công nhận của quốc gia hoặc quốc tế. Các thành tựu của đương đơn phải được chứng minh bằng các tài liệu và bằng chứng thực tế.
Diện EB1-B: Diện định cư dành cho các giáo sư hoặc nhà nghiên cứu có thành tích xuất sắc
Tương tự như EB1-A nhưng ở EB1-B yêu cầu cần có lời mời làm việc từ nhà tuyển dụng ở Mỹ. Thêm vào đó là một số nguyên tắc và tiêu bổ sung cần thiết. Cụ thể các nguyên tắc cũng như tiêu chí phải đáp ứng là:
- Cần chứng minh và có bằng chứng cho thành tích xuất sắc của bản thân trong lĩnh vực cụ thể và được quốc tế công nhận.
- Bạn cần phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn đó.
- Khi định cư tại Mỹ bạn cần tiếp tục theo đuổi công việc tương đương.
- Bạn cần có tư cách thành viên trong hiệp hội chuyên môn và yêu cầu cho thành viên trong hiệp hội đó cũng là người có thành tích xuất sắc.
Diện EB1-C – Diện dành cho Nhà quản lý hoặc Giám đốc điều hành các mảng đa quốc gia
EB-1C thuộc một trong các diện định cư Mỹ dành cho cấp quản lý, giám đốc điều hành công ty đa quốc gia. Có nghĩa là công ty được thuyên chuyển từ một công ty nước ngoài sang công ty con tại Mỹ. Diện định cư EB1-C có các yêu cầu sau:
- Phải có thời gian làm việc tại công ty ở Việt Nam ít nhất 1 năm và trong vòng 3 năm gần nhất. Đương đơn khi đến Mỹ sẽ làm việc tại công ty con với mục đích tiếp tục phục vụ cho công ty.
- Chức vụ tại công ty Việt Nam phải từ tư cách quản lý hoặc điều hành trở lên.
- Điều kiện cho công ty tại Mỹ là phải hoạt động kinh doanh ít nhất một năm. Và hoạt động với tư cách là chi nhánh, công ty con hoặc công ty liên kết.
Diện EB2 – Diện chuyên gia có Bằng cấp Cao cấp / Người có Khả năng Đặc biệt và Các đương đơn Miễn trừ vì Lợi ích Quốc gia
Với diện EB2 yêu cầu phải có bằng đại học hay còn gọi là bằng cấp cao. Nếu không cần có trình độ chuyên môn cao vượt bậc so với các đồng nghiệp cùng cấp. So với các diện định cư Mỹ ở trên thì EB2 yêu cầu dành không quá khắt khe. Tuy nhiên thời gian chờ để được xử lý hồ sơ của diện này sẽ lâu hơn EB1. Diện định cư EB2 được chia thành 3 danh mục phụ gồm:
- EB2 – Bằng cấp cao: Yêu cầu của diện này là người được tuyển phải có tối thiểu là bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc Cử nhân.
- EB2 – Diện khả năng đặc biệt: Định cư theo diện này yêu cầu người nộp đơn phải thể hiện được khả năng đặc biệt của mình trong một lĩnh vực nào đó.
- EB2-NIW – Diện định cư miễn trừ vì Lợi ích Quốc gia: Visa này dành cho các doanh nhận, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, vận động viên hoặc nghệ sĩ,…có đóng góp đáng kể trong lĩnh vực hoạt động của họ.
Visa EB3 – Diện định cư dành cho Chuyên gia, Công nhân lành nghề hoặc Lao động phổ thông
Trong các diện định cư Mỹ thì EB3 có yêu cầu về trình độ cho người lao động có trình độ thấp hơn so với diện EB1 và EB2. Chính vì tiêu chí dành cho diện EB3 dễ dàng hơn, vì vậy mà số lượng hồ sơ tồn đọng cũng khá lớn.
Ngoài ra nó còn có một bất lợi khác đó là tất cả hồ sơ định cư theo diện EB3 đều cần có lời mời làm việc lâu dài và toàn thời gian. Định cư theo diện EB3 được chia ra làm 3 danh mục sau:
- EB3 – Diện định cư cho chuyên gia: EB3 Professional là diện định cư dành cho chuyên gia, người sở hữu bằng cấp tối thiểu từ cử nhân trở lên.
- EB3 – Diện định cư cho người có tay nghề: EB3 Skilled worker định cư dành cho công nhân lành nghề. Yêu cầu với người định cư là cần có kinh nghiệm từ 2 năm trong lĩnh vực chuyên môn hoặc đã qua đào tạo kỹ lưỡng.
- EB3 Diện định cư cho người lao động phổ thông: EB3 diện định cư này đề ra dành cho những người không có trình độ học vấn cao hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc. Trong các diện định cư Mỹ thì đây là con đường mà nhiều người lựa chọn nhất.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có một cái nhìn tổng quan về các diện định cư Mỹ eb1, eb2 và eb3. Bạn phù hợp với diện định cư nào và đã có hướng đi cụ thể cho mình chưa? Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào về trường hợp của bản thân, hãy liên hệ ngay với Catholic MTA để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, người dùng không nên dựa hoàn toàn vào những thông tin này để đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư hay sức khỏe. catholicmta.edu.vn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web.