Du Học Catholic MTA

Du học và Định cư Canada 2025 với ngành Logistic và Quản lý Chuỗi Cung ứng (Logistic & Supply Chain Management)

Ngành Logistic và Quản lý Chuỗi Cung ứng (Logistic & Supply Chain Management) đang là lựa chọn hấp dẫn dành cho các bạn học sinh quan tâm đến du học và định cư Canada 2025 vì cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và chính sách ở lại sau tốt nghiệp. Vậy Logistic và Quản lý Chuỗi Cung ứng (Logistic & Supply Chain Management) là gì? Những chương trình học phổ biến? Cơ hội việc làm và định cư của các bạn sinh viên theo học chuyên ngành này tại Canada như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

Logistics là xương sống của bất kỳ nền kinh tế nào, giúp đảm bảo hàng hóa được vận chuyển hiệu quả từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Theo Precedence Research, 18.230 tỷ USD là giá trị ước tính đạt được vào năm 2030 của ngành Logistics toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,7%.

Tại Canada, ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thương mại và giao thương trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của mình.

Vùng Niagara nằm ở phía Nam tỉnh bang Ontario, nơi có Thác Niagara nổi tiếng, là cửa ngõ giao thương chính của khu vực Bắc Mỹ với giá trị thương mại xuyên biên giới lên tới 100 tỷ USD mỗi năm.

Dịch vụ Logistic và Supply Chain tại đây được xem là “mỏ vàng” với tiềm năng khai thác ít nhất trong 10 năm tới.

Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành Logistic và Quản lý Chuỗi Cung ứng.

Ngành Logistic và Quản lý Chuỗi Cung ứng (Supply Chain Management) là gì?

Logistic

Logistics thường được dịch ra là “Hậu cần”, tuy nhiên cách gọi này đã không còn phù hợp với thị trường ngày nay nữa. Nói một cách đơn giản, Logistic là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến tay người tiêu dùng một cách toàn vẹn nhất. Hàng hóa có thể là nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, bán thành phẩm hoặc thành phẩm. Phương thức vận chuyển bao gồm: đường bộ, đường biển, đường hàng không, thậm chí là vân chuyển đa phương thức: đường bộ đường biển kêt hơp…, nội địa và quốc tế.

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại của một quốc gia.

Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management)

Quản lý Chuỗi Cung Ứng là quản lý một chuỗi liên kết các hoạt động tham gia vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, bắt đầu từ giai đoạn nhập nguyên liệu thô, sản xuất, cho đến giai đoạn phân phối thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuỗi liên kết này bao gồm: lập kế hoạch sản xuất, triển khai đơn hàng, mua hàng, quản lý đấu thầu, quản lý hợp đồng mua bán, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kiểm soát xuất, nhập , tồn kho hàng hóa, quản lý kho bãi, quản lý các phương thức vận chuyển khác nhau ….với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng được yêu cầu khách hàng một cách kịp thời nhất với chi phí tối ưu nhất.

Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong một công ty và sự kết hợp giữa nhiều công ty cung cấp các dịch vụ khác nhau với nhau.

Cụ thể hơn bằng tình huống sau: Một nhà máy may nhận được đơn hàng là 10.000 cái quần Jeans. Quy trình Logistic và Quản lý Chuỗi Cung ứng sẽ diễn ra như sau:

  • Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận Kế Hoạch (Planning) của công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất: số lượng nguyên vật liệu (vải, khuy, chỉ…) cần nhập; thời gian hoàn thành sản phẩm.
  • Nhận được yêu cầu nguyên vật liệu, bộ phận Mua hàng (Purchasing) sẽ liên hệ đặt mua hàng (vải, khuy, chỉ…) đến nhà cung cấp (Supplier) với số lượng và thời gian chỉ định. Đây là một mắt xích trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đòi hỏi sự phối hợp giữa 2 công ty với nhau.
  • Nhận được hàng (vải, khuy, chỉ…) từ nhà cung cấp, bộ phận Kho (Inventory) sẽ kiểm tra và lưu kho chờ tín hiệu từ bộ phận sản xuất.
  • Dựa vào kế hoạch sản xuất, bộ phận sản xuât (Production) sẽ tiến hành may quần jeans.
  • Thành phẩm sẽ được bộ phận Chất Lượng (Quality) kiểm tra sau đó lưu kho hoặc chuyển đến bộ phận Phân Phối (Distribution) hay bộ phận xuất nhập khẩu và logistic (nếu là đơn hàng xuất khẩu) để giao sản phẩm đến khách hàng đúng theo quy tắc thương mại quốc tế.
  • Để đáp ứng nhu cầu theo đơn đặt hàng của khách, các bộ phận trong công ty (như ví dụ trên) và các phòng ban khác như: thiết kế, marketing, tài chính cũng kết hợp chặt chẽ để có được sản phẩm tối ưu nhất về chất lượng và giá thành.

Theo ví dụ trên, quy trình của chuỗi cung ứng sẽ là: Nhận đơn đặt hàng từ khách => Lên kế hoạch => Tìm nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu => Nhập nguyên vật liệu => Sản xuất, kiểm tra chất lượng => Phân phối, giao hàng cho khách.

Du học và Định cư Canada ngành Logistic và Quản lý Chuỗi Cung ứng (Supply Chain Management)

Học ngành Logistic và Quản lý Chuỗi Cung Ứng là học những gì?

Ngành Logistic và Quản lý Chuỗi Cung Ứng sẽ giúp bạn:

  • Hiểu mối quan hệ qua lại của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
  • Hiểu quy trình hoạt động trong sản xuất, phân phối và dịch vụ.
  • Biết lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các dự án.
  • Biết cách giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh.
  • Biết áp dụng kiến thức cơ bản về nguyên tắc kế toán chi phí và quản lý.
  • Biết áp dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng; chính sách và thông lệ hiện hành về mua hàng.
  • Biết áp dụng các phương pháp và kỹ thuật tốt nhất để quản lý vận chuyển, trung tâm phân phối và kho hàng.
  • Và còn nhiều hơn thế.

Điều kiện du học ngành Logistics & Supply Chain Managent tại Canada và chi phí

Bậc họcThời gian họcĐiều kiệnChi phí/ Năm
GPAIELTSHọc phíSinh hoạt phí
Cao đẳng3 nămTừ 7.0Từ 6.018.000 – 22.000 CAD10.000 – 12.000 CAD
Đại học4 nămTừ 7.5Từ 6.525.000 – 35.000 CAD10.000 – 12.000 CAD
Sau đại học1 – 2 nămTừ 7.5Từ 7.020.000 – 30.000 CAD10.000 – 12.000 CAD

Có phải chỉ nên học ngành Logistics và Quản trị Chuỗi Cung Ứng tại những trường hay khu vực có vị trí gần cảng biển vì sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho chuyên ngành này?

Thật ra Quản lý Chuỗi Cung Ứng (bao gồm Logistics) không chỉ áp dụng trong các công ty sản xuất hàng hóa (xe hơi, trang trí nội thất, vật dụng, ….) mà các tổ chức cung cấp dịch vụ (bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, …) cũng luôn có các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng; Nên, bạn hoàn toàn có cơ hội học tập và làm việc về chuyên ngành này tại nơi có vị trí không gần cảng biển.

Hơn thế nữa, với xu thế tiêu dùng đang chuyển dần sang mua sắm trực tuyến, sự bùng nổ của ngành thương mai điện tử hiện nay đang tạo ra nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có chuyên môn, được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

Hay nói một cách đơn giản, khu vực nào có thị trường tiêu dùng lớn với tỷ lệ người tiêu dùng trẻ cao, khu vực đó có tiềm năng phát triển cực lớn cho ngành Logistics và Quản trị Chuỗi Cung Ứng.

Một số trường đào tạo ngành Logistics và Quản trị Chuỗi Cung Ứng tại Canada mà sinh viên có thể tham khảo:

  • Trent University (Ontario)
  • Cape Breton University (Nova Scotia)
  • Niagara College (Ontario)

Để có định hướng rõ ràng về con đường học tập trong lĩnh vực Logistic và Supply Chain Management bạn có thể tham khảo chương trình hội thảo trực tuyến “Du học và định cư 2025 với ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng” do Catholic MTA kết hợp cùng đại diện trường Cao Đẳng Niagara tại Việt Nam tổ chức vào thứ Bảy, 29/03/2025 lúc 10h – 11h30 theo hình thức Online (Zoom).

ĐĂNG KÝ THAM DỰ MIỄN PHÍ

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Triển vọng nghề nghiệp và thu nhập trung bình của ngành Logistic & Supply Chain Management tại Canada

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Logistic & Supply Chain Management tại Canada, bạn có thể làm việc ở những vị trí như sau:

  • Nếu là người có tính cách hướng ngoại, có khả năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, bạn sẽ phù hợp với những vị trí trong hoạt động mua hàng như Chuyên viên đấu thầu/ Mua hàng (Procurement Specialist), Quản lý Thu Mua (Purchasing Manager), Quản lý phân phối và hậu cần (Distribution and Logistics Manager) …
  • Nếu bạn tỉ mỉ, cẩn thận thì những vị trí sau sẽ là lựa chọn hợp lý: Nhân viên Kế hoạch Sản Xuất (Production Planner), Nhân viên phân tích tài chính và chi phí (Financial and Cost Analyst), Chuyên gia hệ thống chất lượng QS / ISO (QS/ISO Quality Systems Specialist), Chuyên gia đảm bảo chất lượng (Quality Assurance Specialist), Quản lý tồn kho (Inventory Controller) …
  • Nếu tư duy, làm việc theo quy trình là thế mạnh của bạn cùng với kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí: Quản lý Sản Xuất (Production Manager), Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Manager), Chuyên viên hoạch định nguồn lực doanh nghiệp SAP (Systems, Applications and Products – SAP enterprise resource planning specialist)…

Và sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể ứng tuyển việc làm thông qua các hiệp hội như Chuỗi cung ứng Canada, (SCC), Viện Giao thông và Vận tải Canada, (CITT) và APICS, một hiệp hội chuyên nghiệp về quản lý chuỗi cung ứng.

Mức thu nhập trung bình của ngành Quản lý Chuỗi Cung ứng tại Canada so với các ngành khác.

Mức lương trung bình của ngành Logistic & Supply Chain Management ở Canada tầm khoảng 85.000CAD/ Năm, thuộc top 3 nhóm ngành được trả lương cao nhất. Dưới đây là một số vị trí phổ biến và mức thu nhập tương ứng mà các bạn sinh viên dự định theo học nhóm ngành này có thể tham khảo:

Vị tríMức lương trung bình/ Năm
Supply Chain Manager85,000 CAD – 120,000 CAD
Logistics Manager70,000 CAD – 100,000 CAD
Procurement Manager75,000 CAD – 105,000 CAD
Warehouse Manager60,000 CAD – 90,000 CAD
Demand Planner65,000 CAD – 95,000 CAD
Supply Chain Analyst60,000 CAD – 85,000 CAD
Import/Export Specialist55,000 CAD – 80,000 CAD
Inventory Manager60,000 CAD – 90,000 CAD
Supplier Relationship Manager70,000 CAD – 100,000 CAD
Sustainability Manager70,000 CAD – 110,000 CAD

(Du học Catholic MTA tổng hợp theo https://ngojobsite.com)

Hy vọng những thông tin được tổng hợp trên sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về vận hành chuỗi cung ứng để có thể mạnh dạn lên kế hoạch học tập cho mình trong chuyên ngành này.

Chi tiết về lộ trình và hồ sơ cần chuẩn bị, quý phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ Hotline 1900 8642 để được hỗ trợ.

ĐĂNG KÝ THAM DỰ MIỄN PHÍ

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.