So sánh môi trường trung học phổ thông và đại học
Khi so sánh môi trường trung học phổ thông và đại học, bạn sẽ nhận ra nhiều điểm khác biệt. Mỗi chương trình sẽ có đặc điểm riêng và theo lứa tuổi cũng sẽ có những thay đổi nhất định. Cụ thể sẽ được Catholic MTA nêu chi tiết ngay bên dưới, mời bạn cùng theo dõi.
Điểm giống nhau giữa trung học phổ thông và đại học
Đối với hệ trung học phổ thông hay đại học, điểm giống nhau là học sinh, sinh viên đều phải học tập nghiêm túc trong trường, đủ kiến thức và thời gian mới được tốt nghiệp. Lượng kiến thức được sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn và làm nền tảng cho tương lai.
Thầy cô trực tiếp giảng dạy các kiến thức, chia sẻ kỹ năng đồng hành cùng các bạn trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài giờ học trên lớp, còn phải học thêm để trang bị hoàn chỉnh kiến thức hơn. Kết thúc chương trình, học sinh, sinh viên sẽ thi tốt nghiệp và được cấp bằng.
So sánh môi trường trung học phổ thông và đại học
So sánh môi trường trung học phổ thông và đại học có rất điểm khác biệt để mọi người có thể tìm hiểu chi tiết. Điểm khác nhau từ chương trình học, nền tảng, cấp độ, kiến thức, hiểu biết, môi trường,….
Cụ thể sẽ được Catholic MTA phân tích ở bên dưới:
Môi trường học tập
Môi trường học cấp 3 được ví như quãng thời gian đẹp nhất của tuổi học trò. Ở thời điểm này, học sinh ở lứa tuổi vừa mới lớn, thi đậu vào ngôi trường mong muốn hoặc vừa sức. Vẫn là ngôi trường trong tỉnh gần nhà, hàng ngày đi học vẫn về nhà ăn cơm cùng bố mẹ và gia đình. Môi trường tiếp xúc có thể nhiều bạn quen biết từ trước hoặc bạn mới nhưng vẫn cùng thành phố hoặc cùng tỉnh, không quá xa lạ.
Đại học là môi trường hoàn toàn khác. Những bạn thi đỗ trường top 1 đều là sinh viên giỏi, còn các trường top 2, 3 là các bạn học lực khá, trung bình. Có bạn không đỗ đại học lựa chọn ở lại quê hương tìm con đường phát triển khác.
Khi vào đại học, sinh viên đa phần sẽ chuyển tới tỉnh, thành phố lớn hơn học tập, xa nhà, xa bố mẹ gia đình và có cuộc sống tự lập riêng biệt. Lúc này, bạn sẽ tiếp xúc và học tập cùng bạn bè mới đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau.
Quy mô trường học
Thông thường, quy mô trường đại học sẽ lớn hơn trường cấp 3 nhiều, càng là trường điểm không gian càng rộng lớn, cơ sở vật chất cũng hiện đại hơn. Bởi trường cấp 3 ở tỉnh thường có sức chứa chừng 1000 học sinh cho 3 khối lớp 10-11-12. Ngoài lớp học còn có sân chơi, sân thể dục, thư viện, phòng làm việc.
Trong khi đó, trường đại học có hệ thống lớp học lớn với hàng ngàn sinh viên đủ các khoa, khóa học. Ngoài ra còn có sân trường, sân thể dục, thư viện, sân thi đấu, ký túc xá, phòng làm việc, phòng nghiên cứu,…
So sánh môi trường trung học phổ thông và đại học về thời gian học
Khi học trung học phổ thông, thời gian học chính cố định vào buổi sáng và buổi chiều từ thứ 2-6 hàng tuần. Tùy từng trường sẽ có buổi học phụ đạo cho học sinh nâng cao kiến thức và chuẩn bị vào các kì thi.
Tại trường đại học, chương trình rộng mở và các tiết học cũng tự do hơn, sinh viên được chủ động tới lớp. Đối với các trường áp dụng học tín chỉ, thời gian có thể linh động vào khoảng khác nhau trong ngày, không cố định theo buổi. Chẳng hạn 2 tiết buổi sáng, 2 tiết buổi tối, nghỉ buổi chiều, sinh viên chủ động chọn lịch.
Về trang phục đi học
Trong chương trình cấp 3, học sinh chịu nhiều sự quản lý hơn của nhà trường và bố mẹ, các quy định về đồng phục và quần áo đi học khắt khe hơn. Thông thường các trường có quy định đi học mặc áo trắng sơ mi, quần dài, lịch sự đi dép quai hậu hoặc mang giày.
Vào những ngày quan trọng trong tuần, học sinh nữ sẽ mặc áo dài. Không mặc quần áo cộc, không mặc váy ngắn, đi guốc cao, không trang điểm khi tới lớp. Màu tóc cũng không được nhuộm quá nổi bật để đảm bảo giữ vững nề nếp.
Đại học lại khác hoàn toàn, sinh viên được tự do về trang phục. Bạn có thể mặc áo sơ mi, áo phông tùy thích, các bạn nữ thoải mái diện váy theo cá tính.
Đội ngũ giáo viên và giảng viên
Ở trong trường cấp 3, người giảng dạy trực tiếp sẽ là các thầy cô giáo viên với trình độ tương ứng. Giáo viên chủ nhiệm từng lớp và các thầy, cô phụ trách môn còn lại. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm chính với lớp, nắm bắt tình hình học tập từng học sinh để trao đổi với phụ huynh.
Lên đại học, thầy cô giảng dạy được gọi là giảng viên, có trình độ chuyên môn cao hơn. Tùy từng trường sẽ quy định có giảng viên chủ nhiệm hay không. Tuy nhiên có sự khác biệt là ở môi trường đại học đó là thầy, cô chủ yếu chịu trách nhiệm giảng chuyên môn, kỹ năng mà không xao xát về cuộc sống của sinh viên. Và hầu như các giảng viên sẽ không liên hệ với phụ huynh về tình hình của sinh viên.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin chi tiết Catholic MTA cung cấp cho mọi người để biết rõ sự so sánh môi trường trung học phổ thông và đại học. Mỗi cấp bậc chương trình học sẽ khác nhau rõ rệt và từng giai đoạn sẽ đóng vai trò quan trọng riêng trong con đường học tập của mỗi người. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích và đừng quên theo dõi các bài viết thú vị khác của Catholic MTA nhé! Nếu bạn còn thắc mắc về tư vấn du học thì hãy liên hệ Catholic MTA để được tư vấn miễn phí!
>>>Xem thêm: Chia sẻ 8 trường đại học cấp học bổng toàn phần Mỹ cho du học sinh
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, người dùng không nên dựa hoàn toàn vào những thông tin này để đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư hay sức khỏe. catholicmta.edu.vn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web.